Trước tình hình nợ công tăng cao, nguồn thu từ thuế nhập khẩu sụt giảm do thực hiện các cam kết thương mại trong tiến trình hội nhập, Bộ Tài chính đề xuất phương án tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Việc tăng thuế suất thuế GTGT có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Ảnh hưởng đa chiều của tăng thuế suất thuế GTGT cần được tính toán thận trọng và xem xét trên mối quan hệ liên kết tổng thể của cả nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đến nền kinh tế Việt Nam Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Nguyễn Thị Hương, Võ Hoàng Diễm Trinh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trước tình hình nợ công tăng cao, nguồn thu từ thuế nhập khẩu sụt giảm do thực hiện các cam kết thương mại trong tiến trình hội nhập, Bộ Tài chính đề xuất phương án tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Việc tăng thuế suất thuế GTGT có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Ảnh hưởng đa chiều của tăng thuế suất thuế GTGT cần được tính toán thận trọng và xem xét trên mối quan hệ liên kết tổng thể của cả nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình cân bằng tổng thể dạng động (DCGE) với bộ dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội (SAM) Việt Nam năm 2012 để mô phỏng tác động của việc tăng thuế suất thuế GTGT đến sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy, việc tăng thuế GTGT không làm tăng thu ngân sách như mong đợi mà trái lại ngân sách giảm. Giữ nguyên thuế suất thuế GTGT lại làm tăng GDP trong dài hạn, thặng dư thương mại, phúc lợi tăng mạnh. Ngân sách có giảm nhưng phần trăm giảm thấp hơn so với việc tăng thuế suất thuế GTGT. Vì vậy, Chính phủ cần cân nhắc chính sách tăng thuế suất thuế GTGT khi mục tiêu chính sách hướng đến là tăng thu ngân sách từ thuế. Từ khóa: VAT, CGE, SAM, GDP, thu ngân sách1. Giới thiệu Tại Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (năm 1990), áp dụngthử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (ngành đường, dệt, xi măng). Qua một thời gian thực hiện thử nghiệm, LuậtThuế GTGT số 57/1997/L-CTN lần đầu tiên được ban hành vào ngày 10/5/1997, chính thức đưa vào áp dụngtừ 1/1/1999 thay thế cho thuế doanh thu. Ngày 6/3/2008, Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH ra đời đã đánh dấusự phát triển mới về chính sách thuế GTGT của Việt Nam. Thuế giá trị gia tăng đã trở thành một sắc thuế tiêntiến góp phần làm cho hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với sự vận động vàphát triển của nền kinh tế thị trường. Luật thuế giá trị gia tăng hiện nay áp dụng 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%. Mức thuế suất 10% có thểcoi là mức thuế suất chuẩn, áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Mức thuế suất 5% áp dụng đốivới các hàng hóa, dịch vụ ưu đãi, khuyến khích phát triển, đầu tư. Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu. Trong giai đoạn 2011- 2020, thuế GTGT sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt sốlượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT, giảm bớt nhóm hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 5% vànghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế 0% áp dụng đối với hànghóa xuất khẩu) (Thủ tướng chính phủ, 2011). Trước tình hình nợ công tăng cao, nguồn thu từ thuế nhập khẩu sụt giảm do thực hiện các cam kết thươngmại trong tiến trình hội nhập, Bộ Tài chính đề xuất phương án tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) (BộTài chính, 2017), phương án này đang gặp phải các ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, các nhà quản lý kinhtế và dư luận trong công chúng. Vấn đề đặt ra: tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 12% có ảnh hưởng nhưthế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Nghiên cứu này sử dụng mô hình cân bằng tổng thể dạng động (DCGE) phân tích tác động của việc tăngthuế suất thuế GTGT tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, thu ngân sách Nhà nước và phúc lợi Hộ gia đình cảtrong ngắn hạn và dài hạn. Điểm cân bằng ban đầu được so sánh với điểm cân bằng sau “cú shock thuế suấtthuế GTGT” theo 2 kịch bản tăng thuế suất thuế GTGT và giữ nguyên thuế suất thuế GTGT song song vớiviệc thay đổi thuế suất các sắc thuế khác để đo lường tác động của việc tăng thuế suất thuế GTGT. Kết quả 175 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020phân tích giúp cho nhà quản lý kinh tế vĩ mô có cái nhìn tổng thể về những tác động tích cực cũng như tiêucực của việc tăng thuế GTGT lên nền kinh tế Việt Nam, là cơ sở để lựa chọn và thực thi chính sách thuế GTGT.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của thuế GTGT đến nền kinh tế Trong vài thập kỷ qua, thuế GTGT đã được áp dụng ở nhiều quốc gia. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệmvề thuế GTGT và tác động của thuế GTGT lên nền kinh tế, điển hình là các nghiên cứu của Emran và Stiglitz(2005); Sajadifar, Khiabani, và Arakelyan, (2012); Miller, Webster, và Yanti (2013); ...