Danh mục

Tìm hiểu về thuế nhà nước: Phần 1

Số trang: 158      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.77 MB      Lượt xem: 54      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 cuốn giáo trình cung cấp cho người học các kiến thức: Những ván đề chung về thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về thuế nhà nước: Phần 1 BỘ TÀI CHÍNH GIÁO TRÌNH THUẾ NHÀ NUÚC (Dùng trong các trường có đào tạo bậc trung học về kinh tế, Tài chính kế toán) Chủ biên: Đ ỗ T H Ị THANH VÂN NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ NẴM2002 LỜI NÓI DẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, chính sảch, ch ế độ về tài chính, k ế toán không ngừng được đổi mới và hoàn thiện đ ể phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã , hội trong nước và hợp tác, hội nhập quốc tể. Nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về nội dung, chương trình đào tạo cán bộ tài chính, k ế toán có trình độ trung học trong giai đoạn hiện nay, Bộ Tài chính tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình “ThuếN hà nước”. Giáo trình do cô giáo Đ ỗ Thị Thanh Vân, Phó Hiệu trưởng - Trường Trung học Tài chính k ế toán I chủ biên và các giáo viên: Nguyễn Thị Lân, Hoàng Lan Anh, Đoàn Thị Nga, H ồ Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thịnh, Lê Xuân Trường cùng tham, gia biên soạn. Giáo trình “T huế Nhà nước” hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học của tác giả và được các chuyên gia đầu ngành tham gia góp ý kiến. Giáo trình đã, được Hội đồng thẩm định Bộ Tài chính xét duyệt do PGS.TS Trần Vãn Tá - Thứ trưởng Bộ Tài chính Chủ tịch và các thành viên: TS Quách Đức Pháp Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Cử nhân Trương Chí Trung Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, TS Đ ỗ Thị Thìn Trưởng phòng Tổng cục Thuế, Th.s Phạm Mạnh Hùng Phó Vụ trưởng Vụ TCCB & ĐT, Cử nhân Đ ỗ Đình Lâm Trưởng phòng Quẩn lý đào tạo - Vụ TCCB & ĐT, c ử nhân Nguyễn Vãn Túc Phó Trưởng phòng - Vụ TCCB & ĐT, PGS.TS Lê Văn Ái 3 Phố Viện trưởng Viện khoa học tài chính - Học viện Tài chính, TS Nguyễn Thị Liên Phó Trưởng khoa Học viện Tài chính, Th.s Vương Thu Hiền Giảng viên Học viện Tài chính. Mong rằng giáo trình s ẽ là tài liệu hữu ích trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo bậc trung học về kinh tế, tài chính - k ế toán. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn và xuất bản không tránh khỏi những khiếm khuyết, Bộ Tài chính và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.ỉ. Hà Nội, ngày 03 thắng 4 năm 2002 BỘ TÀI CHÍNH 4 Chương I NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ THUẾ I- THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONỌ NỂN k in h TẾ THỊ TRƯỜNG 1- Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế: Lịch sử phát triển của xã hội loài ngưòi đã chứng minh rằng thuế ra đời là đòi hỏi cần thiết khách quan gắn liền vói sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo cho Nhà nưóe tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, Nhà nước phải dùng quyền lập pháp và hành pháp vốn có để tập trung một bộ phận của cải của xã hội vào trong tay Nhà nưóe. Việc huy động, tập trung của cải đó có tính chất bắt buộc đối vói mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm về thuế ở mỗi hình thái xã hội có khác nhau. Trong chế độ phong kiến phân quyền, mọi khoản chi tiêu của các chư hầu đều được trang ữải từ phần tài sản riêng của họ, do đó, ý niệm về thuế khóa rất đơn giản và thường có tính chất tượng trưng. Lúc đó các cá nhân cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các chủ thái ấp và chư hầu được coi là khoản nộp thuế, song nó không được quy định một cách rõ ràng và thống nhất. Đến chế độ phong kiến tập quyền, nhà nước quân chủ ra đời, Nhà nước chịu trách nhiộm thành lập và nuôi dưỡng quân đội, tổ 5 chức bộ máy công quyền, quan lại để cai trị. Để cung cấp lương bổng cho quân sĩ và quan lại, nhà cầm quyền đã đạt ra một hệ thống thuế khóa nhằm huy động sự đóng góp tiền bạc của dân chúng cho đế chế. Khi cuộc cách mạng tư sản thế giới thành công, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền đã chủ trương xây dựng Nhà nước tự do, không can thiệp vào hoạt động kinh tế của các lực lượng thị trường. Nhà nước chỉ đảm nhận nhiệm vụ giữ gìn bờ cõi và an ninh xã hội, do đó nhu cầu chi tiêu của Nhà nước không nhiều. Vì vậy thuế khóa chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc bảo vệ quốc phòng và giữ vững an ninh. Vào những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào khủng hoảng, qua đó người ta nhận thấy rằng mô hình Nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế đã bộc lộ những hạn chế và không còn phù hợp vói tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Từ đó cho đến nay, một mô hình kinh tế mới ra đời tỏ ra phù họp và có hiệu quả đã được đa số các nước trên thế giới áp dụng, đó là nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường có sự can thiệp của Nhà nước. Tức là Nhà nước phải can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng cách lập ra các chương trình đầu tư lón và thực hiện việc phân phối lại sản phẩm xã hội thông qua công cụ Ngân sách Nhà nước. Thuế lúc này được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén để điều chỉnh nền kinh tế. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồivtại và phát triển của Nhà nước. Cùng vói việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành công cụ quan trọng, 6 có hiệu quả của Nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. 2- Khái niệm và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: