Tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ hưu trí
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 334.90 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xu hướng gần đây dưới tác động của các cú sốc kinh tế và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét một số tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ bảo hiểm xã hội trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ hưu trí KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐẾN AN TOÀN QUỸ HƯU TRÍ PGS. TS. Trần Mạnh Dũng Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân TS. Mai Thị Hường Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt: Xu hướng gần đây dưới tác động của các cú sốc kinh tế và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Theo đó, Chính phủ các quốc gia đang có xu hướng nhấn mạnh về tính bắt buộc của các chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu của NLĐ và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí (Butrica và Issa, 2010). Trên thế giới, chỉ có rất ít quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Lào, Pakistan với các chương trình hưu trí BHXH dựa trên đóng góp của các bên liên quan quy định chi trả khoản BHXH một lần khi những người tham gia không đủ điều kiện theo luật định để hưởng hưu trí định kỳ khi đến tuổi nghỉ hưu. Điểm chung của các hệ thống này là quy định về việc hưởng chế độ BHXH một lần đều rất khắt khe, nhằm giảm thiểu khả năng rời bỏ hệ thống cũng như giảm các tác động đến tài chính quỹ. Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét một số tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ bảo hiểm xã hội trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: bảo hiểm xã hội một lần, an toàn quỹ, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Lương hưu là một phần quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia. Nó giúp ngăn chặn, giảm nghèo ở người cao tuổi và đảm bảo mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Tính bền vững của hệ thống lương hưu đã thu hút nhiều sự chú ý xung quanh thế giới trong bối cảnh xu hướng già hóa toàn cầu gần đây. Nhiều quốc gia đã đã tiến hành một số cải cách về lương hưu để có được sự đầy đủ và bền vững của hệ thống lương hưu của mình. Nhiều nghiên cứu đã xem xét các nhân tố tác động đến sự 101 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA bền vững và an toàn của quỹ hưu trí dưới tác động của các biến số nhân khẩu học như già hóa dân số (Chirchir, 2017; Bongaarts, 2004); tuổi nghỉ hưu (Vogel và cộng sự, 2017) thu nhập và các khoản đóng góp; cơ chế cân đối quỹ (Amaglobeli và cộng sự, 2019) và các biến số kinh tế khác (Cipriani, 2014; Alda, 2017). Theo đó, trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi, nhiều quốc gia đã nỗ lực không ngừng nhằm cải cách hệ thống hưu trí với mục tiêu kéo dài sự ổn định và bền vững cho quỹ đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Xu hướng gần đây, dưới tác động của biến động kinh tế với các chiều hướng khác nhau và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Do đó, Chính phủ các quốc gia đang có xu hướng nhấn mạnh về tính bắt buộc của các chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu của NLĐ và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu xem xét tác động của hành virus khỏi hệ thống sớm cũng như hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến sự an toàn của quỹ hưu trí xã hội. Việt Nam với mục tiêu đến năm 2030, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân theo hướng mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH), khuyến khích nông dân, NLĐ trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH năm 2014 đã có những quy định nhằm đạt được mục tiêu này. Trong các quy định đó có sự thay đổi về chính sách hưởng BHXH một lần đối với người tham gia nhằm hạn chế việc người tham gia BHXH cả bắt buộc và tự nguyện rời bỏ hệ thống để duy trì độ bao phủ của BHXH và bảo toàn những khoảng thời gian đã đóng BHXH của họ để tích lũy dần dần cho quyền hưởng lương hưu hàng tháng trong tương lai khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo báo cáo của BHXH Việt Nam giai đoạn 2014- 2018, đã có xấp xỉ 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần, nghĩa là bình quân mỗi năm có hơn nửa triệu người hưởng BHXH một lần. Kết quả này đã có ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực phát triển đối tượng BHXH của toàn ngành BHXH, cũng như tác động không nhỏ đến cân đối quỹ BHXH. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tiền lương hưu là khoản thu nhập mà mọi người có thể nhận được sau khi hết tuổi lao động để thay thế thu nhập từ việc làm và thiết kế của nó dựa trên hai mục tiêu đầy đủ về lương hưu cho người thụ hưởng và bền vững cho tài chính quỹ. Mục tiêu 102 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA của lương hưu đầy đủ là giúp người cao tuổi thoát nghèo và đảm bảo mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Đồng thời, mục tiêu tối quan trọng của một hệ thống lương hưu là đạt được sự bền vững về tài chính trong dài hạn, tức là đạt được sự cân bằng tài chính giữa thu nhập từ các khoản đóng góp và khả năng thanh toán lương hưu hiện hành. Chế độ hưu trí có thể được phân loại thành hai loại (Bodie và cộng sự, 1988): Hệ thống với mức hưởng xác định trước (DB) và hệ thống với đóng góp xác định (DC). Theo chương trình DC, mức hưởng lương hưu của mỗi người tham gia phụ thuộc vào số tiền họ đã đóng góp và lợi nhuận của khoản tích lũy trong tài khoản (Kruse, 1995; Choi và cộng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ hưu trí KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐẾN AN TOÀN QUỸ HƯU TRÍ PGS. TS. Trần Mạnh Dũng Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân TS. Mai Thị Hường Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt: Xu hướng gần đây dưới tác động của các cú sốc kinh tế và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Theo đó, Chính phủ các quốc gia đang có xu hướng nhấn mạnh về tính bắt buộc của các chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu của NLĐ và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí (Butrica và Issa, 2010). Trên thế giới, chỉ có rất ít quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Lào, Pakistan với các chương trình hưu trí BHXH dựa trên đóng góp của các bên liên quan quy định chi trả khoản BHXH một lần khi những người tham gia không đủ điều kiện theo luật định để hưởng hưu trí định kỳ khi đến tuổi nghỉ hưu. Điểm chung của các hệ thống này là quy định về việc hưởng chế độ BHXH một lần đều rất khắt khe, nhằm giảm thiểu khả năng rời bỏ hệ thống cũng như giảm các tác động đến tài chính quỹ. Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét một số tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ bảo hiểm xã hội trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: bảo hiểm xã hội một lần, an toàn quỹ, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Lương hưu là một phần quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia. Nó giúp ngăn chặn, giảm nghèo ở người cao tuổi và đảm bảo mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Tính bền vững của hệ thống lương hưu đã thu hút nhiều sự chú ý xung quanh thế giới trong bối cảnh xu hướng già hóa toàn cầu gần đây. Nhiều quốc gia đã đã tiến hành một số cải cách về lương hưu để có được sự đầy đủ và bền vững của hệ thống lương hưu của mình. Nhiều nghiên cứu đã xem xét các nhân tố tác động đến sự 101 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA bền vững và an toàn của quỹ hưu trí dưới tác động của các biến số nhân khẩu học như già hóa dân số (Chirchir, 2017; Bongaarts, 2004); tuổi nghỉ hưu (Vogel và cộng sự, 2017) thu nhập và các khoản đóng góp; cơ chế cân đối quỹ (Amaglobeli và cộng sự, 2019) và các biến số kinh tế khác (Cipriani, 2014; Alda, 2017). Theo đó, trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi, nhiều quốc gia đã nỗ lực không ngừng nhằm cải cách hệ thống hưu trí với mục tiêu kéo dài sự ổn định và bền vững cho quỹ đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Xu hướng gần đây, dưới tác động của biến động kinh tế với các chiều hướng khác nhau và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Do đó, Chính phủ các quốc gia đang có xu hướng nhấn mạnh về tính bắt buộc của các chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu của NLĐ và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu xem xét tác động của hành virus khỏi hệ thống sớm cũng như hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến sự an toàn của quỹ hưu trí xã hội. Việt Nam với mục tiêu đến năm 2030, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân theo hướng mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH), khuyến khích nông dân, NLĐ trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH năm 2014 đã có những quy định nhằm đạt được mục tiêu này. Trong các quy định đó có sự thay đổi về chính sách hưởng BHXH một lần đối với người tham gia nhằm hạn chế việc người tham gia BHXH cả bắt buộc và tự nguyện rời bỏ hệ thống để duy trì độ bao phủ của BHXH và bảo toàn những khoảng thời gian đã đóng BHXH của họ để tích lũy dần dần cho quyền hưởng lương hưu hàng tháng trong tương lai khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo báo cáo của BHXH Việt Nam giai đoạn 2014- 2018, đã có xấp xỉ 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần, nghĩa là bình quân mỗi năm có hơn nửa triệu người hưởng BHXH một lần. Kết quả này đã có ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực phát triển đối tượng BHXH của toàn ngành BHXH, cũng như tác động không nhỏ đến cân đối quỹ BHXH. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tiền lương hưu là khoản thu nhập mà mọi người có thể nhận được sau khi hết tuổi lao động để thay thế thu nhập từ việc làm và thiết kế của nó dựa trên hai mục tiêu đầy đủ về lương hưu cho người thụ hưởng và bền vững cho tài chính quỹ. Mục tiêu 102 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA của lương hưu đầy đủ là giúp người cao tuổi thoát nghèo và đảm bảo mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Đồng thời, mục tiêu tối quan trọng của một hệ thống lương hưu là đạt được sự bền vững về tài chính trong dài hạn, tức là đạt được sự cân bằng tài chính giữa thu nhập từ các khoản đóng góp và khả năng thanh toán lương hưu hiện hành. Chế độ hưu trí có thể được phân loại thành hai loại (Bodie và cộng sự, 1988): Hệ thống với mức hưởng xác định trước (DB) và hệ thống với đóng góp xác định (DC). Theo chương trình DC, mức hưởng lương hưu của mỗi người tham gia phụ thuộc vào số tiền họ đã đóng góp và lợi nhuận của khoản tích lũy trong tài khoản (Kruse, 1995; Choi và cộng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hiểm xã hội một lần An toàn quỹ An toàn quỹ hưu trí Trợ cấp hưu trí An sinh xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 178 0 0
-
8 trang 136 0 0
-
Tác động của chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với các nhóm người lao động ở Việt Nam
6 trang 123 0 0 -
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 115 0 0 -
13 trang 108 0 0
-
13 trang 92 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 trang 79 0 0 -
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 60 0 0 -
Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình
9 trang 49 0 0 -
Ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam năm 2009: Phần 2
141 trang 48 0 0