Danh mục

Tác động đầu tư vốn trí tuệ ảnh hưởng đến thành quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu tác động đầu tư vốn trí tuệ ảnh hưởng đến thành quả (vòng quay tổng tài sản và năng suất nhân viên) của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong kỷ nguyên số. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, với phương pháp Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động đầu tư vốn trí tuệ ảnh hưởng đến thành quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 48. 1Trần Thị Thuỳ Linh* Nguyễn Hoàng Thuỵ Bích Trâm* Nguyễn Vũ Trình* Tóm tắt Mục tiêu của bài báo nghiên cứu tác động đầu tư vốn trí tuệ ảnh hưởng đến thành quả (vòng quay tổng tài sản (ATO) và năng suất nhân viên (EP)) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong kỷ nguyên số. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, với phương pháp Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Mẫu nghiên cứu bao gồm 27 NHTM trong giai đoạn 2009-2019. Kết quả cho rằng, các NHTM Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư vào vốn trí tuệ nhưng vẫn chưa chú trọng vào thiết lập cấu trúc vốn tối ưu để nâng cao năng suất hoạt động và giá trị ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động đầu tư vào vốn trí tuệ đã ảnh hưởng tích cực đến năng suất nhân viên của các NHTM qua hai yếu tố: hiệu quả nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng vốn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kỳ vọng các NHTM Việt Nam cần xem xét chính sách đầu tư vốn trí tuệ hiệu quả hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong ngành. Từ khóa: Vốn trí tuệ, năng suất hoạt động, hiệu quả nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả cấu trúc vốn. 1. Giới thiệu Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN, The fourth Industrial Revolution) góp phần phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính- ngân hàng. Cuộc CMCN 4.0 (Industry 4.0 Revolution) góp phần tự động hóa và con người sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Các hệ thống này sử dụng thuật toán “Machine learning” để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người. Những thành tựu của cuộc cách mạng này đã tạo nhiều * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: linhtcdn@ueh.edu.vn 689 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thay đổi về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng giải quyết nhanh các vấn đề thực tiễn và tư duy sáng tạo. Trong xu hướng toàn cầu, cơn sốt đầu tư vào giới startup trí tuệ nhân tạo đang ngày càng gia tăng trên các lĩnh vực, các ngành nghề. Giám đốc công nghệ của Microsoft - Kevin Acott khẳng định: “Trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng thay đổi thế giới trong vòng 10 năm tới”. Do đó, việc tối ưu hóa nguồn lực trí tuệ hay đầu tư vào vốn trí tuệ vẫn là vấn đề để ngỏ đối với các nước đang phát triển, Việt Nam không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, ngân hàng toàn cầu đã được biến đổi bởi kiến thức như một nguồn của cải, so với các tài sản hữu hình và vật chất khác (Bontis, 1998). Kiến thức đã trở thành sự giàu có của các tổ chức tài chính. World Bank (1999) tuyên bố: “Kiến thức là một công cụ sản xuất mạnh nhất của chúng tôi”. Các NHTM là các công ty dịch vụ đã được phân loại như một lĩnh vực chuyên sâu về tri thức (Branco và cộng sự, 2011). Nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự liên quan của tri thức đối với hoạt động của các NHTM (Edvinsson và Malone, 1997; Firer và Mitchell Williams, 2003; Kamath, 2015), cho rằng sự thừa nhận và phát triển quản trị tri thức (tài sản vô hình) là một khía cạnh quan trọng của hoạt động quản trị ngân hàng. Chen và cộng sự (2005) tuyên bố rằng các NHTM là nguồn có giá trị kinh tế và năng suất cao hơn đến từ vốn trí tuệ (Intellectual capital- IC). Hiện tượng này đã làm cho khái niệm về vốn trí tuệ trở nên phổ biến trong kỷ nguyên kinh tế tri thức hiện nay, theo lý thuyết cơ sở tri thức (knowledge-based theory - KBV). Barney (1991) đã xem xét các tài nguyên tài sản trí tuệ này có thể là vốn vật chất, vốn tổ chức và nguồn nhân lực. Ngoài ra, việc thúc đẩy khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence- AI) đang trở thành chiến lược quốc gia của chính phủ nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Mỹ... với hàng tỷ USD đổ vào nghiên cứu, phát triển lĩnh vực AI. Điển hình như Trung Quốc, với tham vọng trở thành cường quốc đứng đầu về AI năm 2030, đã đưa AI trở thành môn học được đào tạo tại các chương trình đại học. Trong năm 2019, Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố Dự thảo Chiến lược quốc gia về cuộc CMCN 4.0 đến năm 2030. Theo dự thảo, mục tiêu của Việt Nam là có ít nhất 5 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỷ USD vào năm 2025, và tăng gấp đôi trong 5 năm tiếp theo. Tổng đầu tư xã hội cho R&D (nghiên cứu và phát triển) dự kiến đạt ít nhất 1.5% GDP đến năm 2025. Đến 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 30 nước dẫn đầu về số sáng chế trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố thành phần trong đầu tư vào AI lên năng suất hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các NHTM rất cần thiết trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. 690 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Do đó, mục tiêu của bài báo nhằm nghiên cứu hai vấn đề: (i) Kiểm tra tác động của đầu tư vốn trí tuệ đến năng suất hoạt động của các ngân hàng thương mại; (ii) Kiểm định ảnh hưởng của ba thành phần trong mô hình VAIC được phát triển bởi Pulic (1998, 2000) bao gồm: hiệu quả nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả cấu trúc vốn lên năng suất hoạt động của các NHTM Việt Nam. 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 2.1 Khung lý thuyết liên quan đến vốn trí tuệ và các yếu tố quyết định đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: