Tác động ngưỡng quy mô trong quan hệ nợ và hiệu quả hoạt động
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 396.72 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tác động ngưỡng quy mô trong mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động của công ty chưa nhiều nghiên cứu. Sử dụng dữ liệu công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018, từ nguồn Thomson Reuters Datastream. Vấn đề về nội sinh và tính không đồng nhất của nợ là vấn đề quan trọng cần được xử lý khi nghiên cứu về nợ, vì thế hồi quy 2SLS & GMM được sử dụng để xử lý vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động ngưỡng quy mô trong quan hệ nợ và hiệu quả hoạt động KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 24. TÁC ĐỘNG NGƯỠNG QUY MÔ TRONG QUAN HỆ NỢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PGS.TS. Hồ Thủy Tiên, ThS. Ngô Văn Toàn Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Tác động ngưỡng quy mô trong mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động của công ty chưa nhiều nghiên cứu. Sử dụng dữ liệu công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018, từ nguồn Thomson Reuters Datastream. Vấn đề về nội sinh và tính không đồng nhất của nợ là vấn đề quan trọng cần được xử lý khi nghiên cứu về nợ, vì thế hồi quy 2SLS & GMM được sử dụng để xử lý vấn đề này. Mô hình hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng của Hansen (1999) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm của miền tác động quy mô nhỏ sang miền tác động quy mô lớn (10,6%), bên cạnh đó tương tác giữa nợ và quy mô (biến giả) làm thay đổi mối quan hệ giữa nợ & hiệu quả hoạt động đo bằng ROA, tức là quan hệ này không là tuyến tính và được quyết định bởi yếu tố quy mô công ty. Kết quả này được hỗ trợ bởi các giả thuyết như trật tự phân hạng, đánh đổi, phát tín hiệu và chi phí đại diện của nợ. Từ khóa: Tác động ngưỡng, quy mô, nợ, hiệu quả hoạt động 1. GIỚI THIỆU Nhiều nghiên cứu về quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt của công ty. Một số đó đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa nợ và hiệu quả hoạt động của công ty (Majumdar & Chhibber, 1999; Zeitun & Tian, 2007). Mặt khác, nhiều nghiên cứu đánh giá cao vai trò tỷ lệ nợ trong việc tối đa hóa giá trị công ty (Abor, 2005; Berger & Bonaccorsi di Patti, 2006; Gill & cộng sự, 2011). Hầu hết các nghiên cứu xem xét mối 246 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động là mối quan hệ tuyến tính. Các nghiên cứu gần đây tập trung vào câu hỏi về tính phi tuyến giữa nợ và hiệu quả hoạt động (Jaisinghani & Kanjilal, 2017; Ibhagui & Olokoyo, 2018). Đóng góp đáng chú ý nhất là xem xét quy mô công ty trong việc xác định mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động. Quy mô công ty là yếu tố quan trọng khác để giải thích quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động công ty. Mối quan hệ này có thể được điều chỉnh bởi một hoặc nhiều miền tác động (regime) thay đổi hoặc ngưỡng đặc trưng cho tác động phi tuyến tính. Vì vậy, quy mô công ty có thể đóng một vai trò mới trong mối quan hệ vừa được đề cập. Chính xác hơn, quy mô công ty tối ưu có thể tạo ra ngưỡng, khi đó là dấu của mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động thay đổi. Nó có khả năng kiểm tra tác động phi tuyến tính. Một mối quan hệ phi tuyến tính được coi là tính chất quan trọng trong tác động của tỷ lệ nợ lên hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó, lựa chọn mô hình kinh tế lượng cần chú ý giải quyết mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động trong điều kiện ngưỡng quy mô tối ưu. Dựa vào những điều này, tác giả xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động của công ty ở Việt Nam. Cụ thể là, tác động ngưỡng của quy mô lên mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động, từ đó xác định ngưỡng của quy mô công ty tại ngưỡng này mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động bị thay đổi. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Khung lý thuyết Từ khi định đề M&M của Modigliani & Miller (1958) phát minh ra cho đến ngày nay thì mối liên hệ giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty vẫn còn là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn. Từ một số giả định ban đầu (nghĩa là không có sự bất cân xứng thông tin, chi phí đại diện, chi phí giao dịch, chi phí phá sản và thuế,...), Modigliani & Miller (1958) cho thấy giá trị công ty độc lập với cấu trúc vốn. Trong môi trường cạnh tranh là hoàn hảo và thị trường với thông tin đầy đủ, giá trị của công ty có nợ bằng với công ty không có nợ. Tuy nhiên, việc nới lỏng một số giả thuyết này đã dẫn đến sự xuất hiện của hai loại lý thuyết như lý thuyết liên quan đến sự bất cân xứng thông tin và lý thuyết hỗ trợ sự hiện diện của cấu trúc vốn tối ưu. Đối với loại đầu tiên, nó bao gồm lý thuyết phát tín hiệu và lý thuyết trật tự phân hạng (hay tăng vốn tuần tự). Trong khi lý thuyết phát tín hiệu, nợ được coi là chỉ báo về khả năng trả nợ của công ty. Nghĩa là, nó có khả năng để tôn trọng các cam kết của chính nó khi đến kỳ hạn. Trong bối cảnh này, công ty mắc nợ bằng nhiều khả năng là phát hành chứng khoán nợ trên thị trường, nhà đầu 247 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN tư cho rằng hành động này là khả năng để công ty tạo ra trong tương lai. Từ đó, nợ là một tín hiệu tốt được phát ra bởi nhà quản lý tới thị trường về tình hình tài chính và giá trị của các dự án tiềm năng của công ty. Do đó, nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty (Ross, 1977). Tuy nhiên, theo Lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty phải tuân theo một thứ tự cấp bậc tài trợ vì bất cân xứng thông tin (Myers, 1984; Myers & Majluf, 1984). Ưu tiên cho tự tài trợ, sau đó là nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu mới (Myers, 1984). Chính sách tài trợ này giúp các nhà quản lý giảm thiểu chi phí lựa chọn bất lợi. Theo giả định này, các công ty có lợi nhuận cao tái đầu tư bằng lợi nhuận này trong khi đó công ty lợi nhuận thấp phải dùng đến nợ (Myers, 1977, 1984). Loại thứ hai bao gồm Lý thuyết đại diện và Lý thuyết đánh đổi. Theo Lý thuyết đại diện, nợ đóng vai trò kép, một mặt làm tăng giá trị công ty, bằng cách giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông (Jensen, 1986; Stulz, 1990). Mặt khác, làm giảm giá trị công ty bằng cách làm nổi bật xung đột lợi ích giữa chủ nợ và người quản lý (Myers, 1977). Phương pháp tiếp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động ngưỡng quy mô trong quan hệ nợ và hiệu quả hoạt động KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 24. TÁC ĐỘNG NGƯỠNG QUY MÔ TRONG QUAN HỆ NỢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PGS.TS. Hồ Thủy Tiên, ThS. Ngô Văn Toàn Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Tác động ngưỡng quy mô trong mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động của công ty chưa nhiều nghiên cứu. Sử dụng dữ liệu công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018, từ nguồn Thomson Reuters Datastream. Vấn đề về nội sinh và tính không đồng nhất của nợ là vấn đề quan trọng cần được xử lý khi nghiên cứu về nợ, vì thế hồi quy 2SLS & GMM được sử dụng để xử lý vấn đề này. Mô hình hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng của Hansen (1999) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm của miền tác động quy mô nhỏ sang miền tác động quy mô lớn (10,6%), bên cạnh đó tương tác giữa nợ và quy mô (biến giả) làm thay đổi mối quan hệ giữa nợ & hiệu quả hoạt động đo bằng ROA, tức là quan hệ này không là tuyến tính và được quyết định bởi yếu tố quy mô công ty. Kết quả này được hỗ trợ bởi các giả thuyết như trật tự phân hạng, đánh đổi, phát tín hiệu và chi phí đại diện của nợ. Từ khóa: Tác động ngưỡng, quy mô, nợ, hiệu quả hoạt động 1. GIỚI THIỆU Nhiều nghiên cứu về quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt của công ty. Một số đó đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa nợ và hiệu quả hoạt động của công ty (Majumdar & Chhibber, 1999; Zeitun & Tian, 2007). Mặt khác, nhiều nghiên cứu đánh giá cao vai trò tỷ lệ nợ trong việc tối đa hóa giá trị công ty (Abor, 2005; Berger & Bonaccorsi di Patti, 2006; Gill & cộng sự, 2011). Hầu hết các nghiên cứu xem xét mối 246 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động là mối quan hệ tuyến tính. Các nghiên cứu gần đây tập trung vào câu hỏi về tính phi tuyến giữa nợ và hiệu quả hoạt động (Jaisinghani & Kanjilal, 2017; Ibhagui & Olokoyo, 2018). Đóng góp đáng chú ý nhất là xem xét quy mô công ty trong việc xác định mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động. Quy mô công ty là yếu tố quan trọng khác để giải thích quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động công ty. Mối quan hệ này có thể được điều chỉnh bởi một hoặc nhiều miền tác động (regime) thay đổi hoặc ngưỡng đặc trưng cho tác động phi tuyến tính. Vì vậy, quy mô công ty có thể đóng một vai trò mới trong mối quan hệ vừa được đề cập. Chính xác hơn, quy mô công ty tối ưu có thể tạo ra ngưỡng, khi đó là dấu của mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động thay đổi. Nó có khả năng kiểm tra tác động phi tuyến tính. Một mối quan hệ phi tuyến tính được coi là tính chất quan trọng trong tác động của tỷ lệ nợ lên hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó, lựa chọn mô hình kinh tế lượng cần chú ý giải quyết mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động trong điều kiện ngưỡng quy mô tối ưu. Dựa vào những điều này, tác giả xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động của công ty ở Việt Nam. Cụ thể là, tác động ngưỡng của quy mô lên mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động, từ đó xác định ngưỡng của quy mô công ty tại ngưỡng này mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động bị thay đổi. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Khung lý thuyết Từ khi định đề M&M của Modigliani & Miller (1958) phát minh ra cho đến ngày nay thì mối liên hệ giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty vẫn còn là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn. Từ một số giả định ban đầu (nghĩa là không có sự bất cân xứng thông tin, chi phí đại diện, chi phí giao dịch, chi phí phá sản và thuế,...), Modigliani & Miller (1958) cho thấy giá trị công ty độc lập với cấu trúc vốn. Trong môi trường cạnh tranh là hoàn hảo và thị trường với thông tin đầy đủ, giá trị của công ty có nợ bằng với công ty không có nợ. Tuy nhiên, việc nới lỏng một số giả thuyết này đã dẫn đến sự xuất hiện của hai loại lý thuyết như lý thuyết liên quan đến sự bất cân xứng thông tin và lý thuyết hỗ trợ sự hiện diện của cấu trúc vốn tối ưu. Đối với loại đầu tiên, nó bao gồm lý thuyết phát tín hiệu và lý thuyết trật tự phân hạng (hay tăng vốn tuần tự). Trong khi lý thuyết phát tín hiệu, nợ được coi là chỉ báo về khả năng trả nợ của công ty. Nghĩa là, nó có khả năng để tôn trọng các cam kết của chính nó khi đến kỳ hạn. Trong bối cảnh này, công ty mắc nợ bằng nhiều khả năng là phát hành chứng khoán nợ trên thị trường, nhà đầu 247 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN tư cho rằng hành động này là khả năng để công ty tạo ra trong tương lai. Từ đó, nợ là một tín hiệu tốt được phát ra bởi nhà quản lý tới thị trường về tình hình tài chính và giá trị của các dự án tiềm năng của công ty. Do đó, nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty (Ross, 1977). Tuy nhiên, theo Lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty phải tuân theo một thứ tự cấp bậc tài trợ vì bất cân xứng thông tin (Myers, 1984; Myers & Majluf, 1984). Ưu tiên cho tự tài trợ, sau đó là nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu mới (Myers, 1984). Chính sách tài trợ này giúp các nhà quản lý giảm thiểu chi phí lựa chọn bất lợi. Theo giả định này, các công ty có lợi nhuận cao tái đầu tư bằng lợi nhuận này trong khi đó công ty lợi nhuận thấp phải dùng đến nợ (Myers, 1977, 1984). Loại thứ hai bao gồm Lý thuyết đại diện và Lý thuyết đánh đổi. Theo Lý thuyết đại diện, nợ đóng vai trò kép, một mặt làm tăng giá trị công ty, bằng cách giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông (Jensen, 1986; Stulz, 1990). Mặt khác, làm giảm giá trị công ty bằng cách làm nổi bật xung đột lợi ích giữa chủ nợ và người quản lý (Myers, 1977). Phương pháp tiếp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tác động ngưỡng quy mô Thị trường chứng khoán Mô hình hồi quy ngưỡng dữ liệu Cấu trúc vốn Mô hình 2SLSTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
293 trang 304 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 302 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 299 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 289 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 251 0 0 -
9 trang 242 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 231 0 0