Danh mục

Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, chúng ta đang ngày càng thấy rõ những ảnh hưởng của toàn cầu hóa (TCH) đến đời sống xã hội. Bài viết muốn tiếp cận từ góc độ TCH để phân tích và nhìn nhận những cơ hội và thách thức của TCH đối với lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến con người, để có thể nhận thức đúng đắn hơn về sự phát triển giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt NamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 163-170This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0018TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI GIÁO DỤCVÀ CƠ HỘI CHO GIÁO DỤC VIỆT NAMPhạm Việt ThắngKhoa Lí luận Chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Trong những năm gần đây, chúng ta đang ngày càng thấy rõ những ảnh hưởng củatoàn cầu hóa (TCH) đến đời sống xã hội. Bài viết muốn tiếp cận từ góc độ TCH để phântích và nhìn nhận những cơ hội và thách thức của TCH đối với lĩnh vực giáo dục, một lĩnhvực nhạy cảm liên quan đến con người, đề có thể nhận thức đúng đắn hơn về sự phát triểngiáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Từ khóa: Toàn cầu hóa, giáo dục, cơ hội và thách thức của TCH đối với giáo dục, cải cáchgiáo dục.1.Mở đầuToàn cầu hóa (TCH) là quá trình làm tăng lên mạnh mẽ sự tác động, sự phụ thuộc lẫn nhaucủa tất cả các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu làtrong lĩnh vực kinh tế, sau là các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục.v.v.. tạo ra những biến đổivà những mối liên hệ phổ biến trên phạm vi toàn cầu.Trong những năm gần đây, chúng ta đang ngày càng thấy rõ những ảnh hưởng của TCH đếnđời sống xã hội, đặc biệt là đối với văn hóa, giáo dục. Martin Carnoy trong cuốn “Toàn cầu hóa vàCải cách giáo dục” từng nói: “Nếu nói tri thức là một yếu tố cơ bản của TCH thì ngược lại TCHcũng có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phổ biến tri thức” [2; 14]. Trong một thời đại như hiện nay,lĩnh vực giáo dục cũng đang diễn ra quá trình TCH. Người ta cho rằng hệ thống giáo dục sau chiếntranh của Nhật đã được thiết kế theo hệ thống giáo dục của Mỹ, nhưng hiện nay lại đang diễn ratheo mô hình của Anh [6]. Hay với trường hợp của Singapore, quốc gia này trong những năm 80của thế kỉ trước đã tham khảo mô hình hoạt động giáo dục của top 25 trường đại học tốt nhất ởAnh và Mỹ để áp dụng vào giáo dục Singapore một cách linh hoạt và mềm dẻo [8]. Nhưng hiệnnay, Singapore đã vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục và nhiều quốc giaphát triển lại đang cố gắng học theo mô hình giáo dục của Singapore. Gần đây nhất, Anh tuyên bốkhoảng 50 % các trường trung học của nước này sẽ áp dụng mô hình dạy toán theo Singapore vớikinh phí đầu tư khoảng 41 triệu Bảng Anh trong 4 năm nhằm đào tạo giáo viên cũng như đổisách giáo khoa [11].Chính vì vậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCHvà giáo dục ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số công trình như: Andy Green(1997), Education, Globalization and the Nation State [5]; Martin Carnoy (1999), Globalizationand Educational Reform: What Planners Need to Know [2]; Carnoy M, Rhoten D (2002), Whatdoes globalization mean for educational change? a comparative approach [3]; Diane E. OliverNgày nhận bài: 28/10/2016. Ngày nhận đăng: 10/1/2017.Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com.vn163Phạm Việt Thắng(2013), Higher Education and Globalization [9]; Ikuo Isozaki (2016), Ảnh hưởng của toàn cầuhoá đến giáo dục Nhật Bản [6]...Ở trong nước, những nghiên cứu về TCH nói chung thì nhiều, nhưng nghiên cứu về tác độngcủa TCH đối với giáo dục nói riêng thì chưa nhiều và có hệ thống. Có thể nêu một số công trìnhtiêu biểu như: Phạm Văn Đức (2006), Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam [4];Lê Ngọc Trà, (2009), Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa [13]; TrầnLê Bảo (2010), Đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa [1]; Lê Sơn (2011), Nhàtrường đi về đâu [10]; Phan Thanh Long (2015), Giáo dục đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập vàtoàn cầu hóa [7]. . .Tất nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nên trên nhiều vấn đề lí luận quan trọng vẫn cònnhiều điều phải bàn. Do vậy, bất luận từ góc độ nào thì việc tiếp tục nghiên cứu TCH giáo dục vẫnlà có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn tiếp cậntừ góc độ TCH để phân tích và nhìn nhận những cơ hội và thách thức của TCH, đặc biệt là từ kinhtế, đối với lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến con người, để có thể nhận thứcđúng đắn hơn về sự phát triển giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.2.2.1.Nội dung nghiên cứuTác động tích cực của toàn cầu hóa đối với giáo dục Việt NamKinh tế là một trong những lĩnh vực TCH sớm nhất. Trong lĩnh vực này, chúng ta có thểnhìn thấy thành quả thực tế nhất của TCH, cũng có thể nhìn thấy động lực trực tiếp nhất của TCH.Một trong những nhận thức quan trọng về TCH là nhận thức mối quan hệ giữa TCH kinh tế vàgiáo dục. Dưới sự thúc đẩy của TCH kinh tế, nền giáo dục của Việt Nam sẽ tiếp tục có những biếnđổi sâu sắc. Nó diễn ra trước hết trong sự biến đổi của thể chế giáo dục và sau là hệ thống giáodục. Đây là quá trình phủ định của phủ định trong sự phát triển, điều này phù hợp với bản chất củagiáo dục và tính logic bên trong nó.TCH kinh tế khiến cho tri thức sinh ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Tri thức được tạora đang từ quy mô nhỏ bước đến quy mô đa quốc gia, sự di chuyển chất xám xuyên biên giới thôngqua sự hợp tác đa quốc gia. Chính trong quá trình này, hệ thống phân loại kiến thức và hệ thốngkhái niệm khoa học sẽ phải hướng đến thống nhất với toàn cầu. Tài liệu học tập, giáo trình ở cáccấp học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam sẽ có xu hướng đạt đến sự thống nhất với toàn cầu.Tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nhà trường ở ViệtNam, trở thành công cụ chung cho việc sản sinh tri thức toàn cầu, các tạp chí học thuật xuất bảnbằng tiếng Anh cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống khoa học ở Việt Nam.Trong quá trình TCH, sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ở những mức độ khác nhauthúc đẩy sự lan rộng của cuộc sống xã hội trong nguyên tắc tự do thương mại. Giáo dục và tr ...

Tài liệu được xem nhiều: