Danh mục

Tác dụng chữa bệnh của cây rau má

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.72 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây Rau má (Centella asiatica Urb), họ Hoa tán là loại cây mọc bò, có rễ ở các mấu. Công năng, chủ trị của Rau má là thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, tiêu sưng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng chữa bệnh của cây rau máTác dụng chữa bệnh của cây rau máCây Rau má (Centella asiatica Urb), họ Hoa tán là loại cây mọc bò, có rễ ở các mấu.Công năng, chủ trị của Rau má là thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, tiêu sưng.1. Toa căn bản: (phương thuốc phổ biến vào năm 1950 ở miền Ðông Nam Bộ): Rau má:8g, Ké đầu ngựa: 8g, Lá muồng trâu: 4g, Củ sả: 4g, Vỏ quýt: 4g, Gừng tươi: 2g, Rễ cỏtranh: 8g, Cỏ mần trầu: 8g, Cỏ nhọ nồi: 8g, Cam thảo nam: 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô,sắc uống làm hai lần trong ngày. Thuốc điều hòa cơ thể với 6 tác dụng chính là nhuậngan, nhuận tiểu, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc và kích thích tiêu hóa.2. Khi bị sốt nóng, nhức đầu, rôm sảy, mụn nhọt, kiết lỵ ra máu: Lấy rau má (30g) đểtươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột sắn dây,thêm đường, uống.3. Cảm sốt: Rau má 30g phối hợp với rau sam 30g, rễ sắn dây 20g, thái nhỏ, phơi khô,sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần trong ngày, dùng để chữa cảm sốt, khátnước, đi đái nước tiểu đỏ, mẩn ngứa, táo bón. Trong trường hợp bị đái dắt, đái buốt, đáira máu, có thể dùng rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấynước uống.4. Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói: Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, ngườigià hoặc người ốm mới khỏi, hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khithiếu thốn thực phẩm. Bột củ mài: 14g, Rau má: 14g, Lá dâu tằm: 14g, Mè đen: 14g. Mỗivị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1hoặc 2 hoàn.5. Thoái nhiệt đơn: Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh. Rau má: 12g, Sàihồ: 10g, Thạch cao: 6g, Cam thảo: 4g, Hoạt thạch: 15g, Sắn dây: 12g. Cách dùng: Tánbột, ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê.6. Thuốc hạ huyết áp: Rễ nhàu: 16g, Rễ kiến cò: 12g, Lá tre: 12g, Rễ tranh: 12g, Rễ cỏxước: 12g, Rau má: 16g, Lá dâu: 12g. Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nướchàng ngày.7. Sốt xuất huyết: Rau má: 20g, Cỏ mực: 16g, Rau sam: 16g, Đậu đen: 16g. Cách dùng:Sắc đặc 3 bát lấy 1 uống nóng ngày 2 lần.8. Nước ép rau má: Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụngnhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗingày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má rửa sạch, giã hoặc xay nát, chothêm một ít nước vào, vắt và lọc bỏ xác, thêm vào một ít đường cho dễ uống.Lưu ý: Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêulỏng cần cẩn thận khi dùng. Khi dùng nên kèm theo một vài lát gừng sống.

Tài liệu được xem nhiều: