Danh mục

Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.84 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩaNguyễn Văn Tuấn YKHOANET 080608 - Y khoa Tây phương dựa vào thử nghiệm để phát triển thuốc men và phương pháp điều trị. Khi một công thức hoá học đã được phát triển, các nhà nghiên cứu thường dùng nó trong các động vật có nhiều đặc tính sinh học giống con người như chuột và thỏ để tìm hiểu phản ứng, hiệu quả, và an toàn của thuốc. Sau khi đã xác định được công thức thuốc này an toàn và hiệu nghiệm, họ tiến hành thêm thử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa Nguyễn Văn TuấnYKHOANET 080608 - Y khoa Tây phương dựa vào thử nghiệm để phát triểnthuốc men và phương pháp điều trị. Khi một công thức hoá học đã được pháttriển, các nhà nghiên cứu thường dùng nó trong các động vật có nhiều đặc tínhsinh học giống con người như chuột và thỏ để tìm hiểu phản ứng, hiệu quả, và antoàn của thuốc. Sau khi đã xác định được công thức thuốc này an toàn và hiệunghiệm, họ tiến hành thêm thử nghiệm để xác định liều lượng. Để biết được mộtloại thuốc mới (hay phương pháp điều trị mới) có hiệu nghiệm ở người hay khôngvà hiệu nghiệm ở mức độ nào, các nhà nghiên cứu y khoa thường hay tiến hànhnhững cuộc thử nghiệm lâm sàng. Tiếng Anh gọi những cuộc thử nghiệm này làRandomized controlled clinical trials (mà tôi tạm dịch là Thử nghiệm lâm sàngđối chứng ngẫu nhiên) [1]. Đây là một phương pháp khoa học được giới khoahọc, khoa bảng, và các cơ quan y tế chính phủ chấp nhận và công nhận là kháchquan nhất và kết quả có độ tin cậy cao nhất. Tất cả các loại thuốc và phương phápđiều trị, trước khi được phép bán trên thị trường hay dùng vào việc điều trị, đềuphải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên.Tùy theo trường hợp bệnh tật, loại thuốc, và giai đoạn, những cuộc thử nghiệmnày thường được nhiều bệnh nhân tình nguyện tham gia để vừa được điều trị vàtheo dõi thường xuyên bởi người thầy thuốc, vừa không trả một chi phí nào.Thông thường, trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân được chia thànhhai (hoặc nhiều hơn) nhóm; trong đó, có một (hay vài) nhóm mà bệnh nhân đượcđiều trị bằng thuốc thật với liều lượng khác nhau, và một nhóm được điều trịbằng placebo [2]. Placebo là một loại thuốc giả mà các nhà nghiên cứu bào chếsao cho nó hoàn toàn không có một tác dụng sinh lí gì đến căn bệnh, nhưng đồngthời cũng không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân. Placebo được bào chế có hìnhdạng và mùi vị giống y như thuốc thật, với ý định không cho người dùng phân biệtđược thuốc thật hay giả.Bệnh nhân được phân chia nhận thuốc thật và placebo một cách ngẫu nhiên. Đểbảo đảm tính khách quan trong khi thẩm định quá trình tiến triển của bệnh nhân,bác sĩ và y tá không biết bệnh nhân đang nhận thuốc thật hay giả. Bệnh nhân cũngkhông biết mình dùng thuốc thật hay giả. Đây là cách nghiên cứu “double-blind”,tức cả hai thành phần trong cuộc thử nghiệm đều “mù”. Trong nhóm nghiên cứu,chỉ có một nhà nghiên cứu độc lập có danh sách bệnh nhân nhận thuốc n ào, vàchính nhà nghiên cứu này phân tích dữ kiện và căn cứu vào các dữ kiện này đểđánh giá sự hữu hiệu của thuốc.Khi đánh giá sự hữu hiệu của thuốc, các nhà nghiên cứu, do đó, thường so sánh tácdụng của thuốc thật và placebo. Dĩ nhiên, theo lí thuyết sinh hóa, placebo sẽkhông có tác dụng, hoặc có thì cũng không đáng kể và có thể do các yếu tố ngẫunhiên. Do vậy, nếu tác dụng của thuốc thật cao hơn tác dụng placebo, các nhànghiên cứu có bằng chứng để có thể kết luận rằng thuốc đang được thử nghiệm cóhiệu quả. Tuy nhiên, nếu tác dụng của hai nhóm placebo và thuốc thật giốngnhau, thì các nhà nghiên cứu không có lí do nào khác hơn là kết luận rằng thuốcđang thử nghiệm không có hiệu quả. Còn lí do tại sao thì sẽ là đề tài bàn thảo,tranh luận, nghiên cứu và có thể làm ... thử nghiệm thêm.Nhưng trong thực tế, những gì xảy ra không đơn giản như thế. Có nhiều nghiêncứu cho thấy placebo cũng có tác dụng không kém gì thuốc thật! Nhiều vấn đềnan giải được đặt ra như đánh giá sự hiệu nghiệm của thuốc thật như thế nào chocông bằng (chẳng hạn như có nên so sánh với placebo hay so sánh với tình trạngcủa bệnh nhân trước khi dùng thuốc), và quan trọng hơn là tại sao tác dụngplacebo lại đáng kể, trong khi theo khoa học nó “đáng lẽ” không nên có tác dụnggì cả.Một vài thử nghiệm lạ lùngKhoảng 40 năm trước đây, một bác sĩ người Anh, Kenneth B. Thomas, đã làm mộtthí nghiệm nho nhỏ trong 200 bệnh nhân của ông. Những người này chỉ cảmthấy không khỏe trong người và buồn chán (tiếng Anh gọi một cách ví von làunder the weather); nói cách khác, những người này hoàn toàn không có dấu hiệubất bình thường gì trong cơ thể. Ông chia những thân chủ của mình thành hainhóm: Đối với nhóm 1, ông cho họ một chẩn đoán và nói đại khái là họ sẽ bìnhphục trong vài ngày; với nhóm 2, ông nói với họ rằng ông không biết họ bị bệnhgì, và cũng không biết chắc chắn bao giờ thì họ sẽ hết bệnh. Kết quả? Hai tuầnsau, 64% nhóm 1 (tức nhóm được tham vấn và khích lệ) bình phục; nhưng trongnhóm 2, chỉ có 39% trở lại trạng thái bình thường.Năm 1994, Bác sĩ giải phẫu J. Bruce Moseley thuộc Trung tâm Y khoa Cựu chiếnbinh tại Houston, Mĩ (Houston Veterans Affairs Medical Center) đ ược phép làmmột cuộc thí nghiệm rất hi hữu trong lịch sử nghiên cứu y khoa. Với sự đồng ý vàtình nguyện của 10 bệnh nhân bị đau khớp xương đầu gối, Bác sĩ Moseley tiếnhành nghiên cứu về sự hiệu nghiệm của một ca giải phẫu … giả. Theo chươngtrình của cuộc thử nghiệm, tất cả 10 bệnh nhân đều được khám kĩ càng và gây mê;sau đó, họ được chuyển vào phòng hồi phục (recovery Room) và cho xuất việnvào sáng ngày hôm sau, với nạng và thuốc giảm đau.Hai bệnh nhân được điều trị thật, với các thuật giải phẫu chuẩn như cạo, rửaxương đầu gối; 3 bệnh nhân khác chỉ được rửa, nhưng không cạo nhẵn; và 5 bệnhnhân còn lại không được rửa mà cũng chẳng cạo, bác sĩ chỉ nhấn dao mổ vào đầugối bệnh nhân ba lần để cho họ cảm thấy và nhìn thấy như mình vừa được mổ (nóicách khác, 5 bệnh nhân này hoàn toàn không được điều trị gì cả). Điều lí thú, vàcó thể nói là lạ lùng, là: vài tuần sau, cả 10 bệnh nhân được bình phục như nhau!Năm bệnh nhân được điều trị giả không cảm thấy đau như xưa nữa!Tháng Giêng năm 2001, Tạp chí Y học của Úc (Medical Journal of Australia)công bố kết quả của một thử nghiệm lâm sàng do một nhóm nghiên cứu ởMelbourne thực hiện về sự hiệu nghiệm của t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: