Danh mục

Tác quyền truyện kể trần trụi với văn chương: Mê cung trò chơi trí tuệ trong tiểu thuyết Paul Auster

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.76 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc biện giải dấu ấn huyền thoại mê cung trong Trần trụi với văn chương qua vấn đề tác quyền truyện kể, tập trung ở 2 bình diện: Thông điệp không có người phát và sự đồng sáng tạo trong trò chơi trí tuệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác quyền truyện kể trần trụi với văn chương: Mê cung trò chơi trí tuệ trong tiểu thuyết Paul AusterJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0068Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 131-138This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TÁC QUYỀN TRUYỆN KỂ TRẦN TRỤI VỚI VĂN CHƯƠNG: MÊ CUNG TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ TRONG TIỂU THUYẾT PAUL AUSTER Đặng Thị Bích Hồng Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Tóm tắt. Trần trụi với văn chương – tập hợp 3 tiểu thuyết đầu tay làm nên tên tuổi Paul Auster – không chỉ được đánh giá là bộ ba tác phẩm hư cấu trinh thám hậu hiện đại phổ biến nhất mà còn là minh chứng thuyết phục cho một xu thế vận động của sáng tạo văn chương thế kỉ XX: xu thế trở về với huyền thoại. Ở bài viết này, chúng tôi biện giải dấu ấn huyền thoại mê cung trong Trần trụi với văn chương qua vấn đề tác quyền truyện kể, tập trung ở 2 bình diện: thông điệp không có người phát và sự đồng sáng tạo trong trò chơi trí tuệ. Từ khóa: Paul Auster, Trần trụi với văn chương, huyền thoại, trò chơi trí tuệ.1. Mở đầu 1.1. Trần trụi với văn chương ngay sau khi ra mắt công chúng từ những năm 80 thế kỉ XXđã được thừa nhận rộng rãi là tiểu thuyết trinh thám siêu hình. Cho đến nay, sau gần 30 năm chinhphục độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình, tác phẩm càng được khẳng định ở khía cạnhphỏng nhại một cách hoàn hảo các phương diện của tiểu thuyết trinh thám. Không chỉ thế, Trầntrụi với văn chương còn là minh chứng cho một hiện tượng nổi lên trong đời sống văn chươngđương đại, đó là hành trình trở về với huyền thoại. Đối mặt trước những vấn đề thời sự của trạngthái hiện tồn, nhà văn tìm thấy sự biểu đạt ở những mẫu gốc huyền thoại cổ sơ và cũng từ đó, cáithường nhật được nâng tầm ý nghĩa siêu hình. Khi tất cả bị ném vào một mê cung hỗn độn, độcgiả được trải nghiệm hành trình ngược dòng về với huyền thoại nhưng không phải để tập trung vàomột trong những nhân vật của môtip mê cung vốn có khả năng lan tỏa tầm ảnh hưởng mà thay vàođó, anh lạc lối giữa mê trận lối viết của tác giả, giữa mớ hỗn độn tâm thế của nhân vật... 1.2. Với tư cách là một câu chuyện khai nguyên, huyền thoại về mê cung đã được tập thểnhân dân Hy Lạp cổ đại kiến tạo nên như một “chuyện thiêng”. Môtip mê cung trong hệ thốnghuyền thoại gắn liền với bốn mẫu gốc từng là nguồn cảm hứng cho văn chương viết nhiều thế kỉ,đó là Thésée, Ariane, Minotaure và Dédale. Chuyện kể rằng, Thésée sau khi hoàn thành sứ mệnhvào mê cung do Dédale thiết kế để giết quái vật Minotaure đã lần được lối ra duy nhất nhờ sự chỉdẫn của cuộn chỉ Ariane. Sang thời hiện đại, mê cung trở thành một trong những môtíp xuất hiệnđậm đặc, từ sáng tác của Kafka, Robbe-Grillet, Joyce đến Le Clézio, Paul Auster... Tuy nhiên, đókhông chỉ là cấu trúc về không gian mê cung, càng không phải chỉ là sự tập trung vào mối quan hệNgày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015Liên hệ: Đặng Thị Bích Hồng, e-mail: dangbichhonghvu@gmail.com 131 Đặng Thị Bích Hồngbộ tứ “người hùng” trong thế giới huyền thoại. Dấu ấn mê cung trong văn học thế kỉ XX và nhữngnăm đầu thế kỉ XXI hiện hình thành cảm thức cô đơn giữa không gian bủa vây nhân vật, thành trậnđồ bát quái bủa vây chính độc giả trên hành trình giải mã tác phẩm. . . 1.3. Truyện trinh thám, như cách định nghĩa của Van Dine, là một loại “trò chơi trí tuệ”. Nóđòi hỏi cao độ về tư duy duy lí, nhất là trong việc tổ chức các sự kiện để tạo “độ căng” cho truyệnkể. Bộ tiểu thuyết phản trinh thám của Paul Auster phá vỡ tính chất hợp lí, logic của các sự kiệnvới những quy tắc rõ ràng theo quan hệ nhân quả. Tác giả cấu trúc “trò chơi trí tuệ” thành một mêtrận, nhấn vào những cái tạm thời ngẫu hứng không với mục đích giải thích điều bí ẩn mà ngượclại, để thích ứng với nó. Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ kiểu mê cung hậu hiện đại này qua vấn đềtác quyền truyện kể trong Trần trụi với văn chương, tập trung ở 2 bình diện: thông điệp không cóngười phát và sự đồng sáng tạo trong trò chơi trí tuệ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Người kể chuyện trong truyện kể: thông điệp không có người phát 2.1.1. Đối sánh giữa huyền thoại với tư cách một “cổ mẫu” và huyền thoại tái sinh trong vănchương hiện đại, có ý kiến cho rằng, nếu huyền thoại là công trình tập thể, vô danh thì huyền thoạitrong văn chương hiện đại là sản phẩm của một tác giả cụ thể. Song chính ở sự khác biệt tưởngnhư mang tính hiển nhiên này, chúng tôi lại nhận thấy một điểm độc đáo của Paul Auster khi nhàvăn cố tình xóa nhòa chủ thể phát ngôn trong truyện kể. Chìa khóa mở cánh cửa bước vào thế giớibí ẩn, hấp dẫn của tác phẩm văn chương bắt đầu từ ...

Tài liệu được xem nhiều: