Danh mục

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhồi máu khu vực động mạch sống nền: - Động mạch sống nền tưới máu cho hành não, cầu não, cuống não, tiểu não, gian não, đồi thị, mặt trong thùy chẩm, mặt trong thùy thái dương và một phần năm sau của thể chai.- Ðộng mạch não sau: bán manh cùng tên, mất đọc (bán cầu ưu thế), lú lẫn tâm thần, quên (hội chứng Korsakoff), nếu hai bên thì mù vỏ não nhưng còn phản xạ đối với ánh sáng, có thể có rối loạn cảm giác nửa người do tổn thương đồi thị (hội chứng Dejérine...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 3) TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 3) * Nhồi máu khu vực động mạch sống nền: - Động mạch sống nền tưới máu cho hành não, cầu não, cuống não, tiểunão, gian não, đồi thị, mặt trong thùy chẩm, mặt trong thùy thái dương và mộtphần năm sau của thể chai. - Ðộng mạch não sau: bán manh cùng tên, mất đọc (bán cầu ưu thế), lú lẫntâm thần, quên (hội chứng Korsakoff), nếu hai bên thì mù vỏ não nhưng còn phảnxạ đối với ánh sáng, có thể có rối loạn cảm giác nửa người do tổn thương đồi thị(hội chứng Dejérine - Roussy), múa giật, múa vờn. - Ðộng mạch thân nền: tùy theo vị trí mà cho nhiều hội chứng liệt chéo, rốiloạn ý thức và giấc ngủ do tổn thương hệ thống lưới phát động lên. Nếu nhồi máu lớn ở thân não thường tử vong, có thể gây hội chứng tháphai bên, nặng hơn là hội chứng giam hãm gồm liệt tứ chi, liệt dây VI, VII hai bênnhưng còn động tác nhìn lên. Tổn thương cuống não gây hội chứng Weber là liệt dây III cùng bên tổnthương và liệt tay chân bên đối diện khi tổn thương phần giữa phía bụng, nếu tổnthương phần sau giữa gây hội chứng Claude đó là liệt dây III và hội chứng tiểunão bên đối diện. Tổn thương cầu não gây hội chứng Millard-Gübler liệt VII ngoạibiên cùng bên tổn thương và liệt tay chân bên đối diện, hoặc hội chứng Foville làliệt VI bên tổn thương và liệt tay chân bên đối diện. Tổn thương hành tủy thường gặp hơn đó là hội chứng Walenberg do nhũnvùng bên hành tủy. Thường khởi đầu đột ngột, chóng mặt, rối loạn thăng bằng,đau đầu phía sau, nôn, nấc cụt, rối loạn nuốt. Bảng: Triệu chứng của hội chứng Walenberg Bên tổn thương Bên đối diện Mất cảm giác nửa mặt, phân ly cảm giác nóng Giảm hoặc mất cảm- đau (V). giác nóng đau ở tay chân. Rối loạn phát âm, nuốt, liệt nửa màn hầu (IX, Cảm giác ở mặt vẫnX) bình thường. Hội chứng Claude Bernard-Horner (giao cảm). Hội chứng tiền đình (chóng mặt, giật nhãncầu). Hội chứng tiểu não tĩnh trạng. @ Tổn thương tiểu não: chóng mặt, nôn, hội chứng tiểu não, giật nhãn cầu,lưu ý nhũn tiểu não gây phù về nặng dẫn tới chèn ép thân não hoặc tụt kẹt hạnhnhân tiểu não nên phải phẫu thuật. - Diễn tiến và biến chứng: Ðặc điểm lâm sàng của thiếu máu cục bộ não là nhanh chóng tiến tới tối đavề các dấu hiệu thần kinh, có thể nặng lên sau 3 ngày đầu do phù não hay lan rộngở nhũn não, hoặc xuất huyết thứ phát nhất là sau lấp mạch. Sau tuần thứ hai bệnhcảnh có thể nặng lên do nhiễm khuẩn, rối loạn dinh dưỡng, loét, rối loạn điện giải.Có thể hồi phục sớm nếu không có phù não nặng và nhũn không lan rộng. Sự hồiphục chức năng về vận động kéo dài 1-2 năm. Biến chứng muộn là động kinh,nhồi máu cơ tim, cứng khớp, rối loạn tâm thần. - Xét nghiệm cận lâm sàng: . Chụp não cắt lớp vi tính: trong giai đoạn tối cấp (0-6 giờ) nhu mô bìnhthường trừ nhồi máu rộng thấy phù nề và giảm đậm. Trong giai đoạn cấp (tuầnđầu) thấy phù nề và giảm đậm bờ không rõ và có hình thang (động mạch nãogiữa), hình tam giác đáy ngoài (nhánh động mạch não giữa), hình chữ nhật sátđường giữa (động mạch não trước) và hình dấu phẩy (nhồi máu nhánh sâu). Giaiđoạn bán cấp (tuần thứ 2-6) phù nề giảm, ổ nhồi máu có thể trở nên đồng tỷ trọng.Giai đoạn mạn tính (trên 6 tuần) diện giảm đậm thu nhỏ, bờ rõ hơn và đậm độ tiếntới như dịch nên còn gọi là giai đoạn hình thành kén nhồi máu não. . Cộng hưởng từ não: trong giai đoạn tối cấp (0-6 giờ) thấy phù nề trên T1.Trong giai đoạn cấp (tuần đầu) đồng tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu T2 ở khu vựcdưới vỏ và mất sự khác biệt tuỷ-võ não. Giai đoạn bán cấp (tuần thứ 2-6) giảm tínhiệu trên T1 (tối) và tăng tín hiệu trên T2 (sáng). Giai đoạn mạn tính (trên 6 tuần) ổ nhồi máu có tín hiệu của dịch thấy cườngđộ giảm mạnh trên T1 và tăng mạnh trên T2. . Chụp mạch não: phát hiện nơi tắc mạch, mức độ hẹp, tổn thương loét, cụcmáu đông ở thành động mạch, nhánh tuần hoàn bàng hệ. . Ðánh giá tim mạch: điện tim (có khi ghi holter điện tim 24 giờ), siêu âmtim, siêu âm mạch máu. . Xét nghiệm máu: công thức máu, điện giải đồ, glucose máu, chức năngthận-gan, test huyết thanh về giang mai... * Chẩn đoán: - Chẩn đóan xác định: theo Tổ chức Y tế thế giới để xác định TBMMN thìcần có 3 tiêu chuẩn lâm sàng đó là có triệu chứng thần kinh khu trú, triệu chứng đóxảy ra đột ngột và không có chấn thương sọ não. Với ba tiêu chuẩn lâm sàng trên thì độ chính xác 95-99%. Tuy nhiên có giátrị nhất là chụp não cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não. * Chẩn đóan phân biệt: - U não, áp xe não: thường khởi đầu từ từ, các dấu hiệu thần kinh k ...

Tài liệu được xem nhiều: