Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện tượng bất thường trên TTCK VN
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.37 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định và hành động dựa vào lý trí, mà họ còn bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý (cảm xúc cũng như nhận thức) được gọi là các thiên lệch hành vi (behavioral biases). Khi trạng thái tâm lý tốt họ trở nên lạc quan hơn trong cách nhìn nhận đánh giá, nhưng khi trạng thái tâm lý không tốt họ hay phê bình, chỉ trích, đi vào chi tiết của vấn đề hơn và trở nên bi quan hơn.
Tài chính luôn được xem là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện tượng bất thường trên TTCK VN Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện tượng bất thường trên TTCK VN Các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định và hành động dựa vào lý trí, mà họ còn bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý (cảm xúc cũng như nhận thức) được gọi là các thiên lệch hành vi (behavioral biases). Khi trạng thái tâm lý tốt họ trở nên lạc quan hơn trong cách nhìn nhận đánh giá, nhưng khi trạng thái tâm lý không tốt họ hay phê bình, chỉ trích, đi vào chi tiết của vấn đề hơn và trở nên bi quan hơn. Tài chính luôn được xem là lĩnh vực của sự suy tính khoa học, chính xác, hợp lý. Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Các bằng chứng về bong bóng đầu cơ như cơn sốt hoa Tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea - Anh ( 1711-1720), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng dotcom trong cuối những năm 1990 và cả bong bóng chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2006-2007 đã chứng minh điều này rất rõ ràng. Điểm tương đồng của các bong bóng đầu cơ này là các nhà đầu tư kỳ vọng thái quá vào sự tăng giá của các loại hàng hoá, lòng tham khiến họ đổ xô đi mua. Tuy nhiên, khi nhận ra những gì họ kỳ vọng không như mong đợi, sự sợ hãi bắt đầu làm chủ họ và dẫn đến sự bán tháo các loại hàng hoá mà họ đang nắm giữ. Đây có thể được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thị trường, khiến nó bị nhấn chìm sâu hơn cả trước khi có tình trạng bong bóng và phải mất nhiều thời gian thị trường mới có thể phục hồi trở lại. 1. Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam từ quý 2 – 2009 đã có sự tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài sụt giảm sâu kể từ cuối năm 2007 (trước đó thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng nóng kéo dài mà người ta thường gọi là bong bóng chứng khoán). Tuy nhiên, sau đó các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các chuyên gia tài chính lại một lần nữa cảnh báo về việc cần cẩn trọng đối với hiện tượng bong bóng chứng khoán. Thực tế đã chứng minh rằng những cảnh báo này là hoàn toàn cần thiết khi mà thị trường vừa trải qua một đợt điều chỉnh sâu. Người ta đã ghi nhận được có những phiên thị trường tăng điểm đột biến cho dù không nhận được bất kỳ yếu tố hỗ trợ nội tại nào từ thông tin thị trường cho đến tình hình kinh tế vĩ mô. Chỉ số VN-Index cao nhất trong thời gian qua là 624,1 ở phiên đóng cửa ngày 22/10/2009. Nếu so với mức đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009 thì VN-Index đã tăng 165%. Còn khi so với điểm xuất phát của sự tăng liên tục chỉ số VN- Index, mức 260,16 điểm của ngày 23/03/2009 thì VN-Index đã tăng 140%. Sau đó thị trường có sự điều chỉnh và chỉ số VN-Index vào ngày 17/12/2009 là 434,87 điểm(Nguồn: www.fpts.com.vn). Gần đây nhất, trong tuần áp chót của tháng 12/2009 (từ 18/12/2 009 đến 25/12/2009) thị trường đã ghi nhận 6 phiên tăng điểm liên tiếp trên cả hai sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội mà theo nhận định của nhiều nhà đầu tư là ngoài dự đoán: kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 495,08 điểm, tiến thêm 51,74 điểm (11,67%) và HNX-Index tiến thêm 18,71 điểm (13,06%) và chốt tuần ở 161,97 điểm. Sự tăng, giảm ngoài dự đoán có thể được giải thích một cách trực quan bằng nhiều lý do khác nhau. Một tâm lý đầu t ư rất phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán trong nước là căn cứ vào giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài để đánh giá thị trường. Việc mua bán cổ phiếu theo động thái của nhà đầu tư nước ngoài do tâm lý cho rằng đây là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và họ luôn luôn đúng. Bên cạnh đó, dù số vốn của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn của các tổ chức, nhưng các nhà đầu tư cá nhân thường hay dõi theo động thái thị trường của nhà đầu tư tổ chức, nhất là tổ chức nước ngoài nên khả năng bị dẫn dắt thị trường là không thể tránh khỏi. Một cách giải thích khác cũng thường được nhắc đến là mặc dù trình độ của nhà đầu tư trong nước đã được cải thiện rất nhiều, khi phần lớn tỏ ra khá am hiểu và quan tâm đến kinh tế vĩ mô, có khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính, nhưng yếu tố họ vẫn thiếu là bản lĩnh. Mỗi khi thị trường có biến động mạnh, nhà đầu tư thường bỏ qua mọi nhận định để chạy theo tâm lý đám đông. ( Nguồn ĐV – ATP, ngày 29/6/2009). Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ nặng là khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư không có kế hoạch lời lỗ, không nghĩ rằng dự đoán của mình có thể sai. Khi giá cổ phiếu giảm qua mức họ nghĩ, thay vì bán, chấp nhận thua lỗ thì họ lại có khuynh hướng tiếp tục giữ cổ phiếu, với hy vọng giá cổ phiếu sẽ lên trở lại. Thêm vào đó là sự ảnh hưởng khá mạnh của những thông tin về sự biến động của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới và khu vực lên quyết định đầu tư. Một thực tế là nhiều nhà đầu tư theo dõi diễn biến chỉ số chứng khoán Mỹ đêm trước để dự đoán VN-Index vào ngày hôm sau. Sau cùng, nhà đầu tư có khuynh hướng tin quá nhiều vào những giá trị dựa trên phán đoán có được ngay sau những tin đồn, thông tin rỉ tai hơn là những thông tin công bố rõ ràng. Như vậy, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng và thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan tới VN-Index, nhưng một điều rõ nét là các yếu tố tâm lý đang chi phối mạnh đến tình hình giao dịch của thị trường, dù nhà đầu tư hiện đã có nhiều kinh nghiệm hơn, biết kết hợp các phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đầu tư (Nguồn www.thanhnien.com.vn, ngày 1/5/2009). Chứng khoán vượt quá giá trị thật, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn mua. Họ cho rằng thị trường điên cuồng thì họ cũng phải điên cuồng theo, có như vậy họ mới kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ tiếp tục tăng, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện tượng bất thường trên TTCK VN Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện tượng bất thường trên TTCK VN Các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định và hành động dựa vào lý trí, mà họ còn bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý (cảm xúc cũng như nhận thức) được gọi là các thiên lệch hành vi (behavioral biases). Khi trạng thái tâm lý tốt họ trở nên lạc quan hơn trong cách nhìn nhận đánh giá, nhưng khi trạng thái tâm lý không tốt họ hay phê bình, chỉ trích, đi vào chi tiết của vấn đề hơn và trở nên bi quan hơn. Tài chính luôn được xem là lĩnh vực của sự suy tính khoa học, chính xác, hợp lý. Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Các bằng chứng về bong bóng đầu cơ như cơn sốt hoa Tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea - Anh ( 1711-1720), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng dotcom trong cuối những năm 1990 và cả bong bóng chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2006-2007 đã chứng minh điều này rất rõ ràng. Điểm tương đồng của các bong bóng đầu cơ này là các nhà đầu tư kỳ vọng thái quá vào sự tăng giá của các loại hàng hoá, lòng tham khiến họ đổ xô đi mua. Tuy nhiên, khi nhận ra những gì họ kỳ vọng không như mong đợi, sự sợ hãi bắt đầu làm chủ họ và dẫn đến sự bán tháo các loại hàng hoá mà họ đang nắm giữ. Đây có thể được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thị trường, khiến nó bị nhấn chìm sâu hơn cả trước khi có tình trạng bong bóng và phải mất nhiều thời gian thị trường mới có thể phục hồi trở lại. 1. Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam từ quý 2 – 2009 đã có sự tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài sụt giảm sâu kể từ cuối năm 2007 (trước đó thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng nóng kéo dài mà người ta thường gọi là bong bóng chứng khoán). Tuy nhiên, sau đó các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các chuyên gia tài chính lại một lần nữa cảnh báo về việc cần cẩn trọng đối với hiện tượng bong bóng chứng khoán. Thực tế đã chứng minh rằng những cảnh báo này là hoàn toàn cần thiết khi mà thị trường vừa trải qua một đợt điều chỉnh sâu. Người ta đã ghi nhận được có những phiên thị trường tăng điểm đột biến cho dù không nhận được bất kỳ yếu tố hỗ trợ nội tại nào từ thông tin thị trường cho đến tình hình kinh tế vĩ mô. Chỉ số VN-Index cao nhất trong thời gian qua là 624,1 ở phiên đóng cửa ngày 22/10/2009. Nếu so với mức đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009 thì VN-Index đã tăng 165%. Còn khi so với điểm xuất phát của sự tăng liên tục chỉ số VN- Index, mức 260,16 điểm của ngày 23/03/2009 thì VN-Index đã tăng 140%. Sau đó thị trường có sự điều chỉnh và chỉ số VN-Index vào ngày 17/12/2009 là 434,87 điểm(Nguồn: www.fpts.com.vn). Gần đây nhất, trong tuần áp chót của tháng 12/2009 (từ 18/12/2 009 đến 25/12/2009) thị trường đã ghi nhận 6 phiên tăng điểm liên tiếp trên cả hai sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội mà theo nhận định của nhiều nhà đầu tư là ngoài dự đoán: kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 495,08 điểm, tiến thêm 51,74 điểm (11,67%) và HNX-Index tiến thêm 18,71 điểm (13,06%) và chốt tuần ở 161,97 điểm. Sự tăng, giảm ngoài dự đoán có thể được giải thích một cách trực quan bằng nhiều lý do khác nhau. Một tâm lý đầu t ư rất phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán trong nước là căn cứ vào giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài để đánh giá thị trường. Việc mua bán cổ phiếu theo động thái của nhà đầu tư nước ngoài do tâm lý cho rằng đây là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và họ luôn luôn đúng. Bên cạnh đó, dù số vốn của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn của các tổ chức, nhưng các nhà đầu tư cá nhân thường hay dõi theo động thái thị trường của nhà đầu tư tổ chức, nhất là tổ chức nước ngoài nên khả năng bị dẫn dắt thị trường là không thể tránh khỏi. Một cách giải thích khác cũng thường được nhắc đến là mặc dù trình độ của nhà đầu tư trong nước đã được cải thiện rất nhiều, khi phần lớn tỏ ra khá am hiểu và quan tâm đến kinh tế vĩ mô, có khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính, nhưng yếu tố họ vẫn thiếu là bản lĩnh. Mỗi khi thị trường có biến động mạnh, nhà đầu tư thường bỏ qua mọi nhận định để chạy theo tâm lý đám đông. ( Nguồn ĐV – ATP, ngày 29/6/2009). Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ nặng là khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư không có kế hoạch lời lỗ, không nghĩ rằng dự đoán của mình có thể sai. Khi giá cổ phiếu giảm qua mức họ nghĩ, thay vì bán, chấp nhận thua lỗ thì họ lại có khuynh hướng tiếp tục giữ cổ phiếu, với hy vọng giá cổ phiếu sẽ lên trở lại. Thêm vào đó là sự ảnh hưởng khá mạnh của những thông tin về sự biến động của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới và khu vực lên quyết định đầu tư. Một thực tế là nhiều nhà đầu tư theo dõi diễn biến chỉ số chứng khoán Mỹ đêm trước để dự đoán VN-Index vào ngày hôm sau. Sau cùng, nhà đầu tư có khuynh hướng tin quá nhiều vào những giá trị dựa trên phán đoán có được ngay sau những tin đồn, thông tin rỉ tai hơn là những thông tin công bố rõ ràng. Như vậy, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng và thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan tới VN-Index, nhưng một điều rõ nét là các yếu tố tâm lý đang chi phối mạnh đến tình hình giao dịch của thị trường, dù nhà đầu tư hiện đã có nhiều kinh nghiệm hơn, biết kết hợp các phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đầu tư (Nguồn www.thanhnien.com.vn, ngày 1/5/2009). Chứng khoán vượt quá giá trị thật, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn mua. Họ cho rằng thị trường điên cuồng thì họ cũng phải điên cuồng theo, có như vậy họ mới kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ tiếp tục tăng, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính hành vi thị trường chứng khoán quyết định hành chính cơ chế quản lý tài chính đầu tư chứng khoánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
293 trang 302 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 250 0 0 -
9 trang 240 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0