![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tài chính toàn diện, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biện pháp thực hiện tại Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 474.24 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tổng hợp lại các nghiên cứu về tác động của các sản phẩm tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính toàn diện, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biện pháp thực hiện tại Việt Nam TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Nữ Như Ngọc Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Tài chính toàn diện đang ngày một trở thành xu thế trên thế giới, được các quốc gia rất quan tâm, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển. Tạo cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện là mấu chốt xóa dần khoảng cách cho sự bất bình đẳng trên thế giới. Có nhiều minh chứng, các nghiên cứu trên thế giới chứng minh tài chính toàn diện tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Sản phẩm tài chính toàn diện bao gồm: thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Bài viết này tổng hợp lại các nghiên cứu về tác động của các sản phẩm tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, sản phẩm tài chính toàn diện, tăng trưởng kinh tế 1. Giới thiệu Mục tiêu của tài chính toàn diện đó là giúp tất cả các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ và sản phẩm tài chính với mức chi phí hợp lý, không để dịch vụ tài chính quá xa, quá đắt với người dân, nhất là trong thời đại công nghệ kỹ thuật số. Tài chính toàn diện giúp những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể các giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn, từ đó thoát nghèo bằng cách đầu tư vào giáo dục và kinh doanh. Thanh toán kỹ thuật số giúp gia tăng tốc độ gửi tiền và nhận tiền. Tiết kiệm giúp các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ giảm chi tiêu mất kiểm soát, cũng như tránh khỏi những yêu cầu tài chính từ người thân và bạn bè nhờ tính năng bảo mật và đến hạn. Tín dụng giúp các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư vào giáo dục, kinh doanh, từ đó thoát nghèo. Bảo hiểm giúp người nghèo vượt qua các cú sốc thời tiết, thu nhập. 2. Tài chính toàn diện là gì? 2.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về tài chính toàn diện, có thể đề cập: Theo Tổ chức hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện (GDFI): tài chính toàn diện là một trạng thái mà theo đó tất cả người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hoặc tiếp cận nhưng chưa chính thống được tham gia hệ thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới, tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ bao gồm: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, những dịch vụ này được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Như vậy, có thể hiểu:Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Mục tiêu Theo Liên Hiệp Quốc, mục tiêu của Tài chính toàn diện bao gồm: Thứ nhất, tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình trong các dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm. 383 Thứ hai, các tổ chức kinh doanh, an toàn và hiệu quả, được bảo vệ bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng. Thứ ba, bền vững tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư. Thứ tư, cạnh tranh nhằm mở rộng sự lựa chọn và tăng khả năng chi trả. 3. Thực trạng quyền truy cập tài khoản của các quốc gia trên thế giới Quyền truy cập tài khoản là bước đầu tiên, cơ bản của mỗi cá nhân, tổ chức để tiếp cận tài chính toàn diện. Truy cập vào các tài khoản giao dịch cơ bản mang lại lợi ích cho chủ tài khoản cũng như toàn bộ nền kinh tế. Tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn và giúp người nghèo thoát nghèo bằng cách đầu tư vào giáo dục và kinh doanh. Việc truy cập vào tài khoản mang lại cho chủ tài khoản lợi ích từ việc chuyển tiền với chi phí thấp hơn và sự thuận tiện và từ sự an toàn mà các hệ thống được quy định đưa ra so với các lựa chọn thay thế không được kiểm soát. Sử dụng tài khoản để trả lương; thanh toán xã hội của Chính phủ; và các doanh nghiệp liên doanh, cá nhân kinh doanh khác, Chính phủ kinh doanh và các khoản thanh toán của Chính phủ cho cá nhân, cải thiện tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, số người có quyền truy cập tài khoản ở các tổ chức tài chính chính thức rất chênh lệch ở những quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Ở nền kinh tế chung Ở châu Á, 1,3 tỷ người trưởng thành, tương đương 46% dân số trưởng thành, có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức. Con số này cao hơn ở Mỹ Latinh ở mức 39% nhưng thấp hơn nhiều so với 90% ở các nước thu nhập cao. Có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và các tiểu vùng có mối tương quan chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: % Dân số có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức (15 tuổi trở lên) (Nguồn: Nataliya Mylenko, Donghyun Park, 2015) Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Mông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính toàn diện, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biện pháp thực hiện tại Việt Nam TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Nữ Như Ngọc Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Tài chính toàn diện đang ngày một trở thành xu thế trên thế giới, được các quốc gia rất quan tâm, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển. Tạo cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện là mấu chốt xóa dần khoảng cách cho sự bất bình đẳng trên thế giới. Có nhiều minh chứng, các nghiên cứu trên thế giới chứng minh tài chính toàn diện tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Sản phẩm tài chính toàn diện bao gồm: thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Bài viết này tổng hợp lại các nghiên cứu về tác động của các sản phẩm tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, sản phẩm tài chính toàn diện, tăng trưởng kinh tế 1. Giới thiệu Mục tiêu của tài chính toàn diện đó là giúp tất cả các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ và sản phẩm tài chính với mức chi phí hợp lý, không để dịch vụ tài chính quá xa, quá đắt với người dân, nhất là trong thời đại công nghệ kỹ thuật số. Tài chính toàn diện giúp những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể các giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn, từ đó thoát nghèo bằng cách đầu tư vào giáo dục và kinh doanh. Thanh toán kỹ thuật số giúp gia tăng tốc độ gửi tiền và nhận tiền. Tiết kiệm giúp các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ giảm chi tiêu mất kiểm soát, cũng như tránh khỏi những yêu cầu tài chính từ người thân và bạn bè nhờ tính năng bảo mật và đến hạn. Tín dụng giúp các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư vào giáo dục, kinh doanh, từ đó thoát nghèo. Bảo hiểm giúp người nghèo vượt qua các cú sốc thời tiết, thu nhập. 2. Tài chính toàn diện là gì? 2.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về tài chính toàn diện, có thể đề cập: Theo Tổ chức hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện (GDFI): tài chính toàn diện là một trạng thái mà theo đó tất cả người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hoặc tiếp cận nhưng chưa chính thống được tham gia hệ thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới, tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ bao gồm: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, những dịch vụ này được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Như vậy, có thể hiểu:Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Mục tiêu Theo Liên Hiệp Quốc, mục tiêu của Tài chính toàn diện bao gồm: Thứ nhất, tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình trong các dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm. 383 Thứ hai, các tổ chức kinh doanh, an toàn và hiệu quả, được bảo vệ bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng. Thứ ba, bền vững tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư. Thứ tư, cạnh tranh nhằm mở rộng sự lựa chọn và tăng khả năng chi trả. 3. Thực trạng quyền truy cập tài khoản của các quốc gia trên thế giới Quyền truy cập tài khoản là bước đầu tiên, cơ bản của mỗi cá nhân, tổ chức để tiếp cận tài chính toàn diện. Truy cập vào các tài khoản giao dịch cơ bản mang lại lợi ích cho chủ tài khoản cũng như toàn bộ nền kinh tế. Tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn và giúp người nghèo thoát nghèo bằng cách đầu tư vào giáo dục và kinh doanh. Việc truy cập vào tài khoản mang lại cho chủ tài khoản lợi ích từ việc chuyển tiền với chi phí thấp hơn và sự thuận tiện và từ sự an toàn mà các hệ thống được quy định đưa ra so với các lựa chọn thay thế không được kiểm soát. Sử dụng tài khoản để trả lương; thanh toán xã hội của Chính phủ; và các doanh nghiệp liên doanh, cá nhân kinh doanh khác, Chính phủ kinh doanh và các khoản thanh toán của Chính phủ cho cá nhân, cải thiện tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, số người có quyền truy cập tài khoản ở các tổ chức tài chính chính thức rất chênh lệch ở những quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Ở nền kinh tế chung Ở châu Á, 1,3 tỷ người trưởng thành, tương đương 46% dân số trưởng thành, có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức. Con số này cao hơn ở Mỹ Latinh ở mức 39% nhưng thấp hơn nhiều so với 90% ở các nước thu nhập cao. Có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và các tiểu vùng có mối tương quan chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: % Dân số có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức (15 tuổi trở lên) (Nguồn: Nataliya Mylenko, Donghyun Park, 2015) Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Mông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Tăng trưởng kinh tế Dịch vụ tài chính Sản phẩm tài chính toàn diện tăng trưởng kinh tếTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 760 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 263 0 0 -
Thực trạng phát triển Mobile Money ở Việt Nam và một số khuyến nghị
6 trang 252 0 0 -
Bàn về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam
4 trang 225 0 0 -
13 trang 195 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 177 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 168 0 0 -
197 trang 159 0 0
-
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 154 0 0