Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, phổ biến ở trẻ em và trẻ nhỏ, lây theo đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, đặc biệt điển hình với nhiều biến chứng xảy ra và sự gia tăng bạch cầu lympho trong máu ngoại vi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh ho gà Bệnh ho gàI. Đại cươngHo gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, phổ biến ở trẻ em và trẻ nhỏ,lây theo đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, đặc biệtđiển hình với nhiều biến chứng xảy ra và sự gia tăng bạch cầu lympho tron g máungoại vi.1. Vi khuẩn- Trực khuẩn Bordetella pertusiss đ ược phát hiện năm 1906. Là loại cầu trực trụng gram âm, hiếu khí, dài 0,5 m, không di động và kém chịu với nhiệt độ: dưới ánh sàng mặt trời, chết sau 1 giờ; ở nhiệt độ 550C, chết sau 30 phút. Vi khuẩn tiết ra 2 loại nội độc tố: chịu nhiệt và không chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt có bản chất protein, tạo được giải độc tố và kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể.- Năm 1928, người ta đã phân lập ở bệnh nhân ho gà 1 loại vi khuẩn mà về hình thái, tính chất nuôi cấy, tính kháng nguyên và độc tố gần giống với B. pertusiss, nên gọi là B.para. pertusiss (phó ho gà). 2 loại vi khuẩn này không có miễn dịch chéo.2. Dịch tễ học- Nguồn bệnh: là những bệnh nhân đang bị ho gà. Bệnh lây lan nhanh nhất trong tuần đầu của bệnh, khi có những biểu hiện vi êm long đường hô hấp và những cơn ho đầu tiên. Đặc biệt là những trường hợp không điển hình nên không được phát hiện và cách ly kịp thời.- Đường lây: lây theo đường hô hấp do vi khuẩn trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi và trực tiếp được người lành hít phải.- Sức cảm thụ: mọi lứa tuổi đều có thể bị ho gà, nhưng trẻ em từ 1 - 6 tuổi dễ bị hơn. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng.- Từ khi có tiêm chungr mở rộng, bệnh giảm hẳn.3. Miễn dịch học- IgA ngăn cản vi khuẩn dính vào biểu mô đường hô hấp.- Vì các IgG miễn dịch ho gà có phân tử lượng lớn, không qua được rau thai, nên trẻ không nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua rau thai. Vì vậy, lúc sơ sinh, trẻ nhỏ cũng có thể bị ho gà.- Sau khi bị bệnh, miễn dịch sẽ bền vững suốt đời.4. Cơ chế bệnh sinh- Trực khuẩn ho gà xâm nhập vào biểu mô đường hô hấp rồi phát triển nhân lên, không xâm nhập vào máu. Tại đây, chúng ức chế sự hoạt động của các tế bào biểu mô, gây viêm cấp tính đường hô hấp và kích thước niêm mạch tăng tiết nhầy. Tổn thương chủ yếu ở phế quản và tiểu phế quản.- Độc tố của vi khuẩn một mặt kích thích trực tiếp vào các cảm thụ thần kinh cua niêm mạc đường hô hấp, gây ra các cơn ho điển hình, mặt khác, tác động đến hệ thần kinh trung ương. Tại đây, độc tố ảnh h ưởng trực tiếp đến trung khu hô hấp ở hành tuỷ, gây rối loạn hô hấp, nếu nặng có thể có cơn ngừng thở. Độc tố còn gây ra những ổ hưng phấn ở trung khu hô hấp, tạo nên những cơn ho theo phản xạ kéo dài. Độc tố lan truyền ở hệ thần kinh trung ương có thể gây biến chứng viêm não.5. Giải phẫu bệnh lý- Co thắt các phế quản và tiểu phế quản: niêm mạc khí-phế quản bị tổn thương tại chỗ và có hiện tượng tăng tiết dịch nhầy. Dịch tiết có thể lẫn mủ, mảnh ni êm mạc, vi khuẩn, đặc biệt là tế bào lympho. Quanh phế quản và các mạch máu lân cận bị bao bọc bởi một lớp các tế bào lympho, tạo nên hình ảnh đặc biệt trong bệnh ho gà.- Trong lòng các phế nang xuất hiện nhiều dịch và các mô bào. Thành phế nang xung huyết và có nhiều tế bào lympho xâm nhập.- Có thể thấy hiện tượng phù nề ở tổ chức não và tổn thương các tế bào thần kinh nhưng không thấy hiện tượng xâm nhập của tế bào lympho và các tế bào viêm khác vào tổ chức não.II. Lâm sàng1. Thể điển hình1.1 Nung bệnhTrung bình 8 ngày, tối đa là 14 ngày. Hoàn toàn yên lặng.1.2 Khởi phátCòn gọi là thời kỳ viêm long phế quản. Thường kéo dài từ 1- 2 tuần.- Sốt nhẹ, từ từ tăng dần 3705 - 380C.- Có các triệu chứng viêm long đường hô hấp: ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng. Ho tăng dần thành cơn, hay gặp về đêm.- Nghe phổi có ít ran phê quản.1.3 Thời kỳ toàn phátThời kỳ ho cơn. Kéo dài từ 1- 2 tuần.- Dấu hiệu đặc biệt là các cơn ho gà điển hình. Cơn ho xuất hiện đột nhiên vô cớ sau các kích thích, cả ngày và đêm, nhưng hay gặp ho nhiều về đêm. Cơn ho điển hình qua 3 giai đoạn: ho, thở rít vào, khạc đờm. Cơn ho: Trẻ ho rũ rượi từng chuỗi liên tục, không tự kìm hãm được. Mỗi chuỗi 15 đến 20 lần hô liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần, có lúc như ngừng thở, mặt tím tái, mắt đỏ ngầu, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi. Thở rít vào: cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi chuỗi tiếp, trẻ thở rít vào thật dài nghe như tiếng gà rít. Nôn hoặc khạc đờm: các cơn ho cứ liên hồi cho tới khi trẻ nôn hoặc khạc được đờm trắng, trong, dính như lòng trắng trứng, trong đó có trực khuẩn ho gà, BC đơn nhân, BC lympho và tế bào thường bì đường hô hấp. Sau mỗi cơn ho, trẻ mệt mỏi, bơ phờ, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Phải mất một ít phút trẻ mới trở lại chơi bình thường.- Ngoài ra, thăm khám bệnh nhân có thể thấy một số triệu ch ...