Danh mục

Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn Nghiệp vụ luật sư về bộ quy tắc và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Dành cho học viên)

Số trang: 143      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luật sư về bộ quy tắc và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Dành cho học viên) gồm các nội dung chính như sau: Những vấn đề chung của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế; Quan hệ của Luật sư với khách hàng; Quan hệ đồng nghiệp của luật sư; Quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn Nghiệp vụ luật sư về bộ quy tắc và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Dành cho học viên) TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ VỀ BỘ QUY TẮC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM (DÀNH CHO HỌC VIÊN) CHUYÊN GIA: Luật sư Lê Nết - Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc Luật sư Nguyễn Minh Tâm – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh 1 MỤC LỤC STT Nội dung Tác giả Trang 3-26 1 CHUYÊN ĐỀ 1: Những vấn đề Luật sư Lê Nết chung của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế 2 CHUYÊN ĐỀ 2: Quan hệ của Luật sư Lê Nết 27-84 Luật sư với khách hàng 3 CHUYÊN ĐỀ 3: Quan hệ đồng Luật sư Nguyễn Minh Tâm 85-125 nghiệp của luật sư 4 CHUYÊN ĐỀ 4: Quan hệ của Luật sư Nguyễn Minh Tâm 126-143 luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác 2 CHUYÊN ĐỀ 1 Những vấn đề chung của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế I. Abstract / Bản tóm tắt Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Để trở thành một luật sư và trong suốt quá trình hành nghề, bản thân luật sư phải luôn rèn luyện được đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công việc và trách nhiệm. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. 1.1. Mục tiêu: (i) Giúp các luật sư có cái nhìn tổng quát về vị trí, vai trò của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư (gọi tắt là Quy tắc); (ii) Nâng cao ý thức tự giác của luật sư trong việc chấp hành các nghĩa vụ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hành nghề và trong giao tiếp xã hội; Giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của nghề luật sư, góp phần xây dựng và củng cố sự tin cậy trong xã hội đối với nghề luật sư ở Việt Nam. (iii) Xác định vị trí vai trò của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, đồng thời nêu cao ý thức trách nhiệm của luật sư trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng để tạo lập được niềm tin của khách hàng, cộng đồng, xã hội và của nhà nước. 1.2. Đối tượng sử dụng Tài liệu được sử dụng cho giảng viên và học viên của lớp bồi dưỡng về Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể là nguồn tham khảo cho các luật sư đang hành nghề. 1.3. Tóm tắt nội dung chính Cho đến nay, về mặt khoa học pháp lý, chưa có một định nghĩa chính thức mang tính chất kinh điển về khái niệm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong nhiều bài viết, tham luận về vấn đề đạo đức nghề nghiệp luật sư, mỗi tác giả cũng đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này bằng cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhau. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đã được Hội đồng luật sư toàn quốc thông qua cũng không đưa ra một định nghĩa về quy tắc đạo đức nghề 3 nghiệp luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung của Quy tắc, có thể đưa ra một định nghĩa chung về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư như sau: “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là những quy tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong giao tiếp xã hội”. Trong đời sống thường nhật, luật sư tham gia vào các quan hệ xã hội, các quan hệ nghề nghiệp, trong đó có các quan hệ tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, hành chính. Trong các quan hệ tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại quan hệ giữa các chủ thể khác như: quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng qua các giai đoạn tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; quan hệ với khách hàng, với những người tham gia tố tụng khác, quan hệ với đồng nghiệp, v.v.. Với tư cách một chủ thể tham gia trong các quan hệ, luật sư có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa. Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất cấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chất khuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác. 1.4. Thực tiễn tại Việt Nam Đạo đức nghề nghiệp luật sư đặt trong quan hệ với các quy định của pháp luật hiện nay cũng có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, một khi vi phạm pháp luật thì đồng thời cũng là vi phạm đạo đức, trong đó bao hàm cả vi p ...

Tài liệu được xem nhiều: