Bài thể dục nhịp điệu 8, 9, 10 tuổi có 12 động tác(bạn chọn chọn dự kiện b là đúng) a. 10 động tác b. 12 động tác c. 11 động tác1.3. Động tác 8 và 9 của bài thể dục nhịp điệu 6,7 tuổi1.4. Bảy động tác đầu của bài thể dục nhịp điệu 8, 9, 10 tuổi2.Thông tin phản hồi cho hoạt động 22.1. Bài thể dục nhịp điệu thanh niên có 20 động tác (phương án a là đúng)a. 20 động tác , b. 18 động tác , c. 22 động tác , d. 19 động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 4 Thông tin phản hồi các hoạt động Chủ đề 5 1.Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 1.1. Bài thể dục nhịp điệu 6, 7 tuổi có 14 động tác (bạn chọn dự kiện c là đúng) a. 13 động tác b. 12 động tác c. 14 động tác 1.2. Bài thể dục nhịp điệu 8, 9, 10 tuổi có 12 động tác (bạn chọn chọn dự kiện b là đúng) a. 10 động tác b. 12 động tác c. 11 động tác 1.3. Động tác 8 và 9 của bài thể dục nhịp điệu 6,7 tuổi1.4. Bảy động tác đầu của bài thể dục nhịp điệu 8, 9, 10 tuổi2.Thông tin phản hồi cho hoạt động 22.1. Bài thể dục nhịp điệu thanh niên có 20 động tác (phương án a là đúng) a. 20 động tác , b. 18 động tác , c. 22 động tác , d. 19 động tác 12.2. Mười động tác sau của bài thể dục nhịp điệu thanh niên 23. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 - Những bài tập thể dục nhịp điệu mang tính chất phát triển chung, luyện thể hình, luyệntư thế, có tác dụng phát triển các tố chất thể lực. Tập luyện thể dục nhịp điệu có tác dụng tốt đến hệ thống các chức năng của các cơquan tuần hoàn máu, cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết. Hệ thống thần kinh trung ương điều khiển cơ thể khi vận động và nghỉ ngơi, tạo nêntrạng thái cân bằng, kích thích hưng phấn trong vận động kéo dài, giảm bớt mệt mỏi tâm lývà điều chỉnh hợp lí cường độ vận động cũng như các phản xạ phối hợp vận động... - Dạy học thể dục nhịp điệu cũng như dạy học bất kỳ nội dung nào của thể dục nói riêngvà thể dục thể thao nói chung đều sử dụng toàn bộ các phương pháp giáo dục thể chất. Lênlớp TDNĐ là tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên giúp học sinhtiến hành tập luyện đúng nguyên tắc, đúng động tác của bài tập. Giáo viên căn cứ vàonguyên tắc giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng để đề ra những phương pháptập luyện cho phù hợp với đối tượng giảng dạy. Một giờ lên lớp TDNĐ cũng như giờ lênlớp thể dục mà cả giáo viên và học sinh phải tuân thủ trong quá trình tổ chức hoạt độnggiảng dạy thể dục nhịp điệu đó là: + Nguyên tắc trực quan. + Nguyên tắc tự giác tích cực. + Nguyên tắc hệ thống. + Nguyên tắc phù hợp chung và đối đãi cá biệt. + Nguyên tắc tăng tiến. Hình thức lên lớp môn TDNĐ có đặc thù riêng, có tác dụng cũng như nội dung,mục đích tập luyện khác với giờ thể dục nói chung mà đặc trưng của môn thể dục nhịpđiệu là hình thức lên lớp tập thể và phân chia tổ học tập tập luyện. Nhưng dù lên lớp hìnhthức nào cũng yêu cầu có sự tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình lênlớp TDNĐ không những đòi hỏi đối với người hướng dẫn là phải có năng lực vận dụngmột cách nhuần nhuyễn sáng tạo các phương pháp giảng dạy (như làm mẫu, giảng giải,hoàn chỉnh phân chia, tập luyện) mà còn phải có tri thức rộng về TDNĐ, có trình độ kĩthuật toàn diện về môn TDNĐ, phải luôn luôn tiếp nhận những thông tin mới, thành tựunghiên cứu mới thuộc lỉnh vực huấn luỵên. Giáo viên phải có năng lực sáng tạo trong biênsoạn, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và có thể lực tốt để hướng dẫn người tập theomình.4. Thông tin phản hồi cho các hoạt động 4. 4.1. Đồng diễn thể dục là một hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng thể dục thể thaocủa quần chúng, có chủ đề tư tưởng, có cốt truyện hoàn chỉnh gắn liền với lễ hội và mangbản chất của lễ hội. 3 4.2. Đội hình trong đồng diễn thể dục là phương tiện thể hiện tính tư tưởng của chủ đềvà thể hiện tính nghệ thuật trong đồng diễn thể dục. Đội hình được xem như một bộ phậnđộc lập, vì bản thân đội hình có kĩ thuật riêng biệt, không phụ thuộc vào động tác biểudiễn. Có thể lấy biểu diễn về biến hoá đội hình làm phương tiện chủ yếu trong đồng diễnthể dục . Động tác trong đồng diễn thể dục là nội dung biểu diễn chủ yếu, là hình thức diễn tảchủ đề. Sự cách điệu những bài tập, động tác Thể dục Thể thao là cơ sở chọn lựa động táctrong đồng diễn thể dục. Khi biên soạn động tác đồng diễn, điều quan trọng nhất là độngtác mang tính chất thể dục thể thao phù hợp với đối tượng biểu diễn. Đội hình và động tác trong đồng diễn thể dục có mối quan hệ khăng khít hữu cơ vớinhau, động tác phải phù hợp với đội hình và ngược lại đội hình phải có những động táctương xứng...4.3. Bài tập mẫu dùng cho huấn luyện biểu diễn TDĐD ( Mẫu 32 đơn vị cơ bản 1156 người: 578 nam và 578 nữ). a. Vào sân: Tập kết thành các khối 6 cột dọc, 24 hàng ngang ngoài biên B, vào sânchính diện. Các khối xếp từ trái qua phải( góc 3- 4) theo trật tự nam (6 cột) tiếp đến nữ ( 6cột)- Khối xen kẽ. Có các cột của khối đứng sát nhau cân xứng giữa 6 cột điểm chuẩn đểrồi vào sân theo cách xen chẽ nan quạt (trường hợp sân rộng, từ hàng đầu vào biên b cómột khoảng rộng chừng 10 m); hoặc các cột của trong khối đứng hướng thẳng theo các cộtđiểm chuẩn để vào sân theo cách đi thẳng đến các điểm chuẩn. Các khối nữ vào sân trướcbằng động tác đi đều, đánh tay tự nhiên, khi đến các điểm chuẩn thì dừng lại giậm chân tạichỗ vài nhịp rồi đứng lại và lại theo tín hiệu ngồi xổm thấp xuống cúi đầu, hai tay để bênchân. Các khối nam vào sân (ngay sau khi có tín hiệu đã ngồi xuống) bằng động tác chạytự nhiên đến các điểm chuẩn của mình, có thể vừa chạy vừa reo lên âm thanh “ a” liên tụckéo dài cho đến khi có tín hiệu dừng lại trên các điểm chuẩn. Toàn bộ nữ đứng thẳng dậycùng với nam đứng nghiêm chuẩn bị làm động tác ở đội hình cơ bản. Địa điểm tập kết và hướng vào sân Hình113b. Đội hình I: Cự li giãn cách đều ( cơ bản)Thứ tự động tác và các cử động theo nhịp :- Động tác 1. (H.114)+ Nhịp 1: Hai tay đưa trước đồng thời nhún gối.+ Nhip 2: Hai tay qua dưới sang ngang đồng thời nhún gối.+ Nhịp 3: Hai tay qua dưới đưa dưới đồng thời nhún gối. ...