Danh mục

Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập

Số trang: 289      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.25 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày một số nội dung chính như: Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống bộ máy nhà nước; kiến thức và kỹ năng của lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập; kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật của lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập; kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự của lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập;… Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (Ban hành kèm theo Quyết định số ..................ngày....... tháng............ năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) Phần 1 KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CHUYÊN ĐỀ 1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG HỆ THỐNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. TỔNG QUAN VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước, để thực thi quyền lực nhà nước. Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước bao gồm ba nhóm yếu tố cấu thành là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong việc thực thi ba nhóm quyền lực này không giống nhau giữa các nước tùy thuộc vào thể chế chính trị, hình thức chính thể mà có thể ra đời các mô hình phân chia quyền lực nhà nước khác nhau: cứng nhắc, mềm dẻo hay thống nhất tập trung. 1.1.1. Bộ máy thực thi quyền lập pháp Quyền lập pháp là quyền xác lập các quy tắc phổ quát cho xã hội, ở nhiều quốc gia quyền này được xem là quyền thông qua luật, ở Việt Nam đó là quyền làm luật và sửa đổi luật. Có thể nói rằng, quyền lập pháp là quyền 2 xây dựng và ban hành các chuẩn mực, quy tắc ứng xử, quan hệ trong nội bộ quốc gia và với bên ngoài. Trong khuôn khổ pháp luật đã được ban hành, tất cả mọi thành viên của xã hội đó phải tuân thủ. Tùy thuộc vào thể chế nhà nước và việc phân bổ quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước mà hệ thống bộ máy thực thi quyền lập pháp ở mỗi quốc gia không giống nhau, nhưng nguyên tắc chung là có một hệ thống các cơ quan chuyên lo công việc lập pháp. Tổ chức Nghị viện (Quốc hội) của các quốc gia có thể là một viện hoặc lưỡng viện (Thượng viện và Hạ viện). Để thực thi quyền lập pháp, Nghị viện cần có các cơ quan giúp việc, các tổ chức này được thành lập theo nhu cầu của Nghị viện và hoạt động trên cơ sở pháp luật quy định. Ví dụ, Nghị viện các nước đều thành lập các Ủy ban thường trực như: Ủy ban Tài chính và ngân sách, Ủy ban Quốc phòng và an ninh, Ủy ban đối ngoại, Ủy ban Pháp luật, … Ở một số nước, Nghị viện thành lập Ban thường vụ để lãnh đạo việc tổ chức các hoạt động chung của Nghị viện như Pháp, Tây Ban Nha. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. 1.1.2. Bộ máy thực thi quyền hành pháp Hành pháp hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bó hẹp ở chấp hành pháp luật, mà còn cả ở việc định hướng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Trong bất cứ nhà nước nào, quyền hành pháp đều được xem như quyền năng trực tiếp trong hoạch định, đệ trình chính sách và thực thi chính sách. Do đó, quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành; tổ chức thực hiện những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại và điều hành công việc chính sự hàng ngày của quốc gia. Đó chính là quyền điều hành xã hội. Quyền hành pháp được thực thi thông qua bộ máy hành pháp (chủ yếu là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước). Tổ chức bộ máy thực thi quyền hành pháp bao gồm một hệ thống của các tổ chức từ trung ương đến địa phương. Trong nhà nước đơn nhất và từ chính phủ liên bang đến chính phủ bang và chính quyền địa phương theo thể chế 3 liên bang. Số lượng các bộ phận cấu thành hệ thống các tổ chức hành pháp ở trung ương cũng như địa phương có thể khác nhau ở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cũng như nhiều yếu tố khác. Bộ máy thực thi quyền hành pháp thực hiện hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật. Tuỳ theo từng giai đoạn, từng nước có thể có những tên gọi khác nhau cho các loại văn bản này. Ở nước ta có các loại như: nghị định, quyết định, thông tư để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội. Bộ máy hành pháp bao gồm các chính phủ (nội các) và các cơ quan hành chính nhà nước. Ở Việt Nam, Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, quản lý thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành. 1.1.3. Bộ máy thực thi quyền tư pháp Tư pháp là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phán xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi pháp luật, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan nhà nước bảo vệ pháp luật có trách nhiệm duy trì, bảo vệ công lý và trật tự pháp luật, trong đó, Tòa án với chức năng hiến định là xét xử với vai trò trung tâm và thể hiện rõ nét nhất các đặc tính của quyền tư pháp. Quyền tư pháp gồm hoạt động xét xử và các hoạt động khác liên quan trực tiếp tới xét xử được thực hiện trên cơ sở các 4 quy định của pháp luật (quyền giải thích hiến pháp và pháp luật, sáng quyền ...

Tài liệu được xem nhiều: