Danh mục

Tài liệu chính trị - Xã hội dân sự toàn cầu

Số trang: 57      Loại file: doc      Dung lượng: 325.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay xã hội dân sự (civil cociety) đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, giới chính trị cũng như một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì ý niệm về xã hội dân sự không chỉ chứa đựng trong đó ý thức tự chủ của mỗi công dân mà còn chứa đựng hàng loạt các vấn đề chính trị-xã hội có liên quan tới không chỉ các cá nhân mà cả các quốc gia, châu lục và cả nhân loại. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu chính trị - Xã hội dân sự toàn cầu B. NỘI DUNG Hiện nay xã hội dân sự (civil cociety) đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, giới chính trị cũng như một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì ý niệm về xã hội dân sự không chỉ chứa đựng trong đó ý thức tự chủ của mỗi công dân mà còn chứa đựng hàng loạt các vấn đề chính trị-xã hội có liên quan tới không chỉ các cá nhân mà cả các quốc gia, châu lục và cả nhân loại. Mặc dù đang rất được quan tâm nhưng đến nay xã hội dân sự vẫn còn là khái niệm để ngỏ, bản thân thuật ngữ xã hội dân sự đã mang nội hàm rộng lớn và bao trùm nên các cá thể trong xã hội. Trên thực tế, hàng loạt vấn đề trên thế giới chẳng hạn như vụ khủng hoảng chính trị ở Ai Cập và Tuynidi người ta cũng lờ mờ nhận thấy vai trò của xã hội dân sự trong đó. Xã hội dân sự là một hiện tượng mang tính phổ biến, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại thông qua cái đặc thù, cái đặc thù nào cũng gắn liền với cái phổ biến không có cái tồn tại thuần túy tự nó. Nghiên cứu cái đặc thù bao giờ cũng phức tạp, khó phân định hơn. Điều đó cũng đúng với trường hợp xã hội dân sự (XHDS). XHDS ở cấp độ quốc tế cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời. Các biến động trên thế giới đã hối thúc nhu cầu tìm hiểu về xã hội dân sự, hàng loạt các cuộc thảo luận xoay quanh khái niệm xã hội dân sự, đánh giá xã hội dân sự - tốt hay xấu, bản thân xã hội dân sự tương tác như thế nào với các thể chế khác….nhiều nghiên cứu của giới học thuật trong và ngoài nước đã xây dựng nên một khối lượng lớn những nội dung mà xã hội hàm chứa. Tuy nhiên, những mối quan tâm về xã hội dân sự lại thường ở cấp độ cá nhân , dân tộc và mang tính kinh nghiệm. Bản thân sự nổi lên của xã hội dân sự toàn cầu là một hiện thực và quá trình ấy luôn gắn chặt với “hiện tượng toàn cầu hóa” làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Với tiêu đề “Sự phát triển của xã hội dân sự toàn cầu thông qua hoạt động của phong trào chống toàn cầu hóa trong bảo vệ môi trường và vận 1 động chính sách” chúng tôi đang cố gắng khu biệt phạm vi nghiên cứu ở khía cạnh những tương tác trong chính trị thế giới, câu chuyện đơn giản bởi nghiên cứu về xã hội dân sự có nhiều chiều cạnh khác nhau, chính bản thân xã hội dân sự hàm chứa tính đa dạng trong đối tượng nghiên cứu. Do đó chúng tôi tập trung vào vấn đề còn ít được quan tâm hoặc vì lý do nào đó ít được nhắc đến. Với kiến thức hạn hẹp của mình chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp chút ít trong nghiên cứu về xã hội dân sự - vấn đề liên quan trực tiếp tới toàn thể nhân loại. 2 Chương 1. XÃ HỘI DÂN SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN HỮU 1. Các vấn đề khái niệm. Có thể nói hiện nay khái niệm “xã hội dân sự” là đề tài còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Có thể liệt kê một số các quan điểm như sau: Xã hội dân sự là khu vực tình nguyện nằm bên cạnh hai khu vực khác là nhà nước và tư nhân. Ngoại diên của khái niệm trong trường hợp này được thu hẹp hơn nữa-gồm một số NGO không thuộc thành phần tư nhân1. Theo liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân ( cilvicus) thì xã hội dân sự là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung” 2. Đồng nhất khái niệm xã hội dân sự với khái niệm xã hội công dân, căn cứ vào thuật ngữ “cilvil society” theo tiếng Anh, tác giả Quí Đỗ cho rằng : “xã hội công dân bao gồm toàn bộ các hoạt động có tính cách tổ chức, vượt trên phạm vi cá nhân hoặc gia đình nhưng không nằm trong hệ thống chính quyền” 3 . Xã hội dân sự đặc trưng cho lợi ích tư và nó là “cơ sở để phân biệt với nhà nước - cái thiết chế đặc trưng cho lợi ích công” 4. Xã hội dân sự là “hệ thống các quan hệ tổ chức của công dân, của các cộng đồng công dân nhằm hiện thực hóa các cá nhân và nhân cách, hiện thực hóa và củng cố lợi ích cộng đồng, đồng thời thông qua các cộng đồng xã hội dân sự phối hợp hoạt động với nhà nước, đảm bảo cho quan hệ nhà nước và xã hội cân bằng, ổn định, tạo các điều kiện tối ưu cho phát triển bền vững và tiến bộ xã hội”5. Phạm Thái Việt: Toàn cầu hóa và những biến đổi lớn trong đời sống chính trị và văn hóa quốc tế, Nxb. Khoa 1 học Xã hội, 2006, tr.50 Xem tại: http://w.w.w. civilcus.org. 2 . Quí Đỗ: “Thế nào là xã hội công dân”, Tạp chí tia sáng số 9/2006,tr14. 3 . Đào Trí Úc: “Mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự và vấn đề cải cách hành chính.” Tạp chí nhà nước 4 và pháp luật, số 4,2004; tr3. . Phan Xuân Sơn: “Xã hội công dân và một số vấn đề về xã hội công dân ở nước ta”. Tạp chí thông tin và lý 5 luận, số 4/2002;tr32. 3 Theo Julie Fisher thì xã hội dân sự là lĩnh vực phi lợi nhuận. Theo ông xã hội dân sự được qui về các loại hình tổ chức phi chính phủ6. … Chính việc có nhiều quan điểm ...

Tài liệu được xem nhiều: