Tài liệu CYTOKIN
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 227.60 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đặc tính chung của các cytokin Cytokin là các polypeptid được sản xuất khi có kích thích của vi sinh vật hay các kháng nguyên khác nhằm trung gian và điều hòa các phản ứng miễn dịch và viêm (Hình 7.1). Mặc dù cytokin có cấu trúc khác nhau nhưng chúng có nhiều tính chất chung.- Cytokin được bài tiết với lượng nhỏ và tự hạn chế. - Các phản ứng của cytokin thường đa hướng và trùng lặp (Hình 7.2).- Cytokin này thường ảnh hưởng đến sinh tổng hợp và tác động của cytokin khác. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu CYTOKIN CYTOKIN 7.1. Đại cương 7.1.1. Đặc tính chung của các cytokin Cytokin là các polypeptid được sản xuất khi có kích thích của vi sinh vật haycác kháng nguyên khác nhằm trung gian và điều hòa các phản ứng miễn dịch vàviêm (Hình 7.1). Mặc dù cytokin có cấu trúc khác nhau nhưng chúng có nhiều tínhchất chung. - Cytokin được bài tiết với lượng nhỏ và tự hạn chế. - Các phản ứng của cytokin thường đa hướng và trùng lặp (Hình 7.2). - Cytokin này thường ảnh hưởng đến sinh tổng hợp và tác động của cytokinkhác.(A) Trong miễn dịch bẩm sinh, các cytokin đ ược sản xuất bởi đại thực bào và tếbào NK và làm trung gian cho đáp ứng viêm chống lại vi sinh vật. (B) Trong miễndịch thu được, cytokin kích thích sự tăng sinh và biệt hóa lymphô bào đã tiếp xúckháng nguyên và hoạt hóa các tế bào hiệu quả đặc biệt, ví dụ như đại thực bào. - Tác động của cytokin có thể mang tính cục bộ hoặc hệ thống. - Cytokin bắt đầu tác động của mình nhờ gắn vào thụ thể đặc hiệu của mìnhtrên màng tế bào đích. - Những tín hiệu bên ngoài có thể điều hòa sự bộc lộ của thụ thể cytokin vìthế điều hòa luôn cả đáp ứng của cytokin. - Tác động của đa số cytokin trên tế bào là tạo ra biến đổi biểu hiện gen, làmxuất hiện các chức năng mới và đôi khi gây tăng sinh tế bào đích. Đây là các ví dụ về các tính chất của cytokin: tính tác động đa h ướng: mộtcytokin có thể cho tác dụng lên nhiều tế bào khác nhau, tính tác động trùng lặp:nhiều cytokin có thể có cùng tác dụng trên một loại tế bào, tính hiệp lực: hai haynhiều cytokin tạo tác dụng mạnh hơn một loại, và tính đối kháng: một cytokin cóthể ức chế tác động của một cytokin khác. 7.1.2. Chức năng của cytokin Cytokin có 3 chức năng chính: 1. Làm chất trung gian và điều hòa miễn dịch bẩm sinh: đây là các cytokinđược sản xuất bởi thực bào đơn nhân. Việc sản xuất các cytokin này được kíchthích bởi các sản phẩm của vi khuẩn như lipopolysaccharid (LPS) hoặc của virusnhư RNA chuỗi kép và chúng hoạt động như là một bộ phận của hệ miễn dịch bẩmsinh. Cũng có khi các cytokin này được sản xuất do kích thích của tế bào T đặchiệu kháng nguyên, lúc này chúng hoạt động với tư cách là một bộ phận của hệmiễn dịch thu được. Tác động của nhóm cytokin n ày là trên tế bào nội mô và cácloại bạch cầu để tạo ra phản ứng viêm sớm. Tế bào NK cũng sản xuất một sốcytokin. 2. Làm chất trung gian và điều hòa miễn dịch thu được: đây là các cytokinđược sản xuất bởi chủ yếu là tế bào lymphô T nhằm chống lại kháng nguyên lạ.Một số cytokin có tác dụng chủ yếu là điều hòa sự trưởng thành và biệt hóa củacác quần thể lymphô bào khác nhau do đó chúng đóng vai trò quan trọng tronggiai đoạn hoạt hóa của đáp ứng phụ thuộc tế bào T. Một số cytokin khác có xuấtxứ từ tế bào T lại quan trọng trong giai đoạn hiệu quả vì chúng có chức năng điềuhòa các loại tế bào hiệu quả như thực bào, tế bào trung tính, ái toan, ... 3. Làm chất kích thích tạo máu: các cytokin n ày do các tế bào đệm, bạch cầuvà một vài tế bào khác của tủy xương sản xuất. Chúng có thể kích thích sự pháttriển và biệt hóa của bạch cầu non. Tóm lại, các cytokin của hệ miễn dịch bẩm sinh và thu được thường do nhiềuloại tế bào khác nhau sản xuất và tác động lên nhiều lọai tế bào đích khác nhau.Tuy nhiên, sự phân biệt này không có tính tuyệt đối vì một cytokin có thể đượcsản xuất cả trong đáp ứng bẩm sinh lẫn thu đ ược, và các cytokin khác nhau có thểtạo ra một số tác dụng giống nhau. 7.1.3. Thụ thể và tín hiệu cytokin Tất cả các thụ thể cytokin đều có một hoặc nhiều protein xuy ên màng vàphần nằm bên ngoài tế bào là phần gắn với phân tử cytokin để tạo ra luồng tín hiệutruyền vào bên trong tế bào. Các thụ thể cytokin được phân loại dựa trên tínhtương đồng về cấu trúc của các domain gắn kết cytokin bên ngoài tế bào. Có 5 họthụ thể cytokin (Hình 7.3A). 1. Thụ thể cytokin typ I: còn được gọi là thụ thể tạo máu, chứa một hoặcnhiều bản sao của một domain có 2 cặp phân tử cố định cystein và một trình tự cậnmàng tryptophan-serin-X-tryptophan-serin (WSXWS), trong đó X là một acidamin bất kỳ. Loại thụ thể này tiếp nhận các cytokin có cấu tạo cuộn thành 4 chuỗixoắn a. Những thụ thể này có các chuỗi liên kết ligand đặc biệt và một hoặc nhiềuchuỗi truyền tín hiệu có cấu trúc giống nhau khi tiếp nhận các cytokin khác nhau(Hình 7.3B). 2. Thụ thể cytokin typ II: loại này cũng giống typ I vì có 2 domain ngoại bàomang phân tử cố định cystein, nhưng typ II không có trình tự cận màng WSXWS.Thụ thể loại này có một chuỗi polypeptid liên kết ligand và một chuỗi truyền tínhiệu. 3. Một số thụ thể cytokin có các domain Ig ngoại bào và được xếp vào siêuhọ Ig. Nhóm thụ thể này liên kết với những cytokin khác nhau và truyền tín hiệutheo những cơ chế khác nhau. 4. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu CYTOKIN CYTOKIN 7.1. Đại cương 7.1.1. Đặc tính chung của các cytokin Cytokin là các polypeptid được sản xuất khi có kích thích của vi sinh vật haycác kháng nguyên khác nhằm trung gian và điều hòa các phản ứng miễn dịch vàviêm (Hình 7.1). Mặc dù cytokin có cấu trúc khác nhau nhưng chúng có nhiều tínhchất chung. - Cytokin được bài tiết với lượng nhỏ và tự hạn chế. - Các phản ứng của cytokin thường đa hướng và trùng lặp (Hình 7.2). - Cytokin này thường ảnh hưởng đến sinh tổng hợp và tác động của cytokinkhác.(A) Trong miễn dịch bẩm sinh, các cytokin đ ược sản xuất bởi đại thực bào và tếbào NK và làm trung gian cho đáp ứng viêm chống lại vi sinh vật. (B) Trong miễndịch thu được, cytokin kích thích sự tăng sinh và biệt hóa lymphô bào đã tiếp xúckháng nguyên và hoạt hóa các tế bào hiệu quả đặc biệt, ví dụ như đại thực bào. - Tác động của cytokin có thể mang tính cục bộ hoặc hệ thống. - Cytokin bắt đầu tác động của mình nhờ gắn vào thụ thể đặc hiệu của mìnhtrên màng tế bào đích. - Những tín hiệu bên ngoài có thể điều hòa sự bộc lộ của thụ thể cytokin vìthế điều hòa luôn cả đáp ứng của cytokin. - Tác động của đa số cytokin trên tế bào là tạo ra biến đổi biểu hiện gen, làmxuất hiện các chức năng mới và đôi khi gây tăng sinh tế bào đích. Đây là các ví dụ về các tính chất của cytokin: tính tác động đa h ướng: mộtcytokin có thể cho tác dụng lên nhiều tế bào khác nhau, tính tác động trùng lặp:nhiều cytokin có thể có cùng tác dụng trên một loại tế bào, tính hiệp lực: hai haynhiều cytokin tạo tác dụng mạnh hơn một loại, và tính đối kháng: một cytokin cóthể ức chế tác động của một cytokin khác. 7.1.2. Chức năng của cytokin Cytokin có 3 chức năng chính: 1. Làm chất trung gian và điều hòa miễn dịch bẩm sinh: đây là các cytokinđược sản xuất bởi thực bào đơn nhân. Việc sản xuất các cytokin này được kíchthích bởi các sản phẩm của vi khuẩn như lipopolysaccharid (LPS) hoặc của virusnhư RNA chuỗi kép và chúng hoạt động như là một bộ phận của hệ miễn dịch bẩmsinh. Cũng có khi các cytokin này được sản xuất do kích thích của tế bào T đặchiệu kháng nguyên, lúc này chúng hoạt động với tư cách là một bộ phận của hệmiễn dịch thu được. Tác động của nhóm cytokin n ày là trên tế bào nội mô và cácloại bạch cầu để tạo ra phản ứng viêm sớm. Tế bào NK cũng sản xuất một sốcytokin. 2. Làm chất trung gian và điều hòa miễn dịch thu được: đây là các cytokinđược sản xuất bởi chủ yếu là tế bào lymphô T nhằm chống lại kháng nguyên lạ.Một số cytokin có tác dụng chủ yếu là điều hòa sự trưởng thành và biệt hóa củacác quần thể lymphô bào khác nhau do đó chúng đóng vai trò quan trọng tronggiai đoạn hoạt hóa của đáp ứng phụ thuộc tế bào T. Một số cytokin khác có xuấtxứ từ tế bào T lại quan trọng trong giai đoạn hiệu quả vì chúng có chức năng điềuhòa các loại tế bào hiệu quả như thực bào, tế bào trung tính, ái toan, ... 3. Làm chất kích thích tạo máu: các cytokin n ày do các tế bào đệm, bạch cầuvà một vài tế bào khác của tủy xương sản xuất. Chúng có thể kích thích sự pháttriển và biệt hóa của bạch cầu non. Tóm lại, các cytokin của hệ miễn dịch bẩm sinh và thu được thường do nhiềuloại tế bào khác nhau sản xuất và tác động lên nhiều lọai tế bào đích khác nhau.Tuy nhiên, sự phân biệt này không có tính tuyệt đối vì một cytokin có thể đượcsản xuất cả trong đáp ứng bẩm sinh lẫn thu đ ược, và các cytokin khác nhau có thểtạo ra một số tác dụng giống nhau. 7.1.3. Thụ thể và tín hiệu cytokin Tất cả các thụ thể cytokin đều có một hoặc nhiều protein xuy ên màng vàphần nằm bên ngoài tế bào là phần gắn với phân tử cytokin để tạo ra luồng tín hiệutruyền vào bên trong tế bào. Các thụ thể cytokin được phân loại dựa trên tínhtương đồng về cấu trúc của các domain gắn kết cytokin bên ngoài tế bào. Có 5 họthụ thể cytokin (Hình 7.3A). 1. Thụ thể cytokin typ I: còn được gọi là thụ thể tạo máu, chứa một hoặcnhiều bản sao của một domain có 2 cặp phân tử cố định cystein và một trình tự cậnmàng tryptophan-serin-X-tryptophan-serin (WSXWS), trong đó X là một acidamin bất kỳ. Loại thụ thể này tiếp nhận các cytokin có cấu tạo cuộn thành 4 chuỗixoắn a. Những thụ thể này có các chuỗi liên kết ligand đặc biệt và một hoặc nhiềuchuỗi truyền tín hiệu có cấu trúc giống nhau khi tiếp nhận các cytokin khác nhau(Hình 7.3B). 2. Thụ thể cytokin typ II: loại này cũng giống typ I vì có 2 domain ngoại bàomang phân tử cố định cystein, nhưng typ II không có trình tự cận màng WSXWS.Thụ thể loại này có một chuỗi polypeptid liên kết ligand và một chuỗi truyền tínhiệu. 3. Một số thụ thể cytokin có các domain Ig ngoại bào và được xếp vào siêuhọ Ig. Nhóm thụ thể này liên kết với những cytokin khác nhau và truyền tín hiệutheo những cơ chế khác nhau. 4. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 166 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 165 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 155 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 152 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 123 0 0 -
40 trang 100 0 0
-
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 98 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 66 0 0