Tài liệu du lịch - Bốn mùa xuân trên thành Đại Lý
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 672.81 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bốn mùa xuân trên thành Đại LýThành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn nhìn về phía hồ Nhĩ Hải có tên Diệp Du thành hoặc Tử thành. Chúng tôi cũng đã thấm mệt sau một ngày chạy từ Hà Nội đến Nam Ninh rồi từ Nam Ninh ngủ tàu đến Côn Minh, không hề biết đến cái giường là gì trong suốt một ngày lắc lư với tàu xe và cũng chưa được nghỉ chút nào.Nhìn từ xa đã thấy rõ những ngôi nhà mang phong cách dân tộc Bạch nằm thoai thoải trên một ngọn đồi cao....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu du lịch - Bốn mùa xuân trên thành Đại Lý Bốn mùa xuân trên thành Đại LýThành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn nhìn về phía hồ Nhĩ Hải có tênDiệp Du thành hoặc Tử thành.Chúng tôi cũng đã thấm mệt sau một ngày chạy từ Hà Nội đến Nam Ninh rồi từNam Ninh ngủ tàu đến Côn Minh, không hề biết đến cái giường là gì trong suốtmột ngày lắc lư với tàu xe và cũng chưa được nghỉ chút nào.Nhìn từ xa đã thấy rõ những ngôi nhà mang phong cách dân tộc Bạch nằm thoaithoải trên một ngọn đồi cao. Đây là khu phố mới, còn muốn đến được với thànhcổ, quê hương của ngón nghề Nhất dương chỉ và câu chuyện Thiên Long Bát Bộphải đi thêm nửa tiếng xe buýt nữa. Giao thông đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều.Vừa xuống khỏi xe chúng tôi đã thấy một chiếc xe buýt chờ sẵn, vậy là khôngchần chừ, lên ngay chiếc xe đang chờ tới. Thành cổ Đại Lý Tam Tháp cổThành Đại Lý đón khách bằng một chiếc cổng thành tuyệt đẹp, cổ kính, kiên cố vàrêu phong. Con đường vào ấn tượng với hai hàng liễu và hạnh nhân lả lướt bênnhững rãnh nước chạy dài khắp phố đang róc rách chảy. Những ngôi nhà mang lốikiến trúc cổ, mái cong, bậc thềm đá hoa cương, câu đối đỏ dán hai bên thành cửagỗ đã sẫm màu, những chiếc sân lát đá, cổng vào hình bán nguyệt, chậu hoa, câykiểng và cả những chiếc ghế trong sân đều toát lên dáng vẻ cổ kính. Tiếng lengkeng của chiếc xe đạp xin qua đường khiến chúng tôi phải ngoái lại nhìn. Đã lâulắm mới lại thấy tiếng xe đạp chạy lạch xạch qua những bậc đá và reo chuông vuivẻ như thế.Thành nhỏ hơn người ta tưởng, vì khi chúng tôi tiến vào là cổng phía Nam và lúcchiếc xe dừng lại là cổng phía Bắc. Chưa đứng nóng chỗ thì đã có một đám các cònhà nghỉ chạy tới mời chào về phòng ốc. Tiếp thị bây giờ không phải là những tấmảnh nữa, người ta làm hẳn một catalo, chụp rõ địa hình nhà cửa, phòng ốc và cảbản đồ rõ nét nữa.Thành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn để nhìn về phía hồ Nhĩ Hải từng cótên Diệp Du thành hoặc Tử thành. Kinh đô của dòng họ Đoàn này có tuổi đời đángkinh ngạc từ những năm 937 cho đến năm 1253 với vị vua sáng lập là Đoàn TưBình. Vào năm 1253, vương quốc nhỏ bé này bị đế chế Mông Cổ xâm chiếm vàtrở thành một thành phố của Vân Nam như ngày nay. Thật khó có thể tin được bứctường thành nhỏ bé này lại không bị xâm chiếm trong rất nhều năm, đem lại nhiềucâu chuyện kì bí về dòng họ Đoàn đằng sau cổng thành. Rất nhiều bộ phim truyềnhình Trung Quốc đã lấy bối cảnh thành cổ này đưa vào phim. Nổi bật nhất làThiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáoMật tông. Từ vua đến dân đều xuất gia. Trong hai mươi hai đời vua của mình thìcó đến mười vị vua bỏ ngôi đi tu như Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Hưng…Cô dâu dân tộc Bạch Bồ công anh trên núi Thương SơnCác trục đường chính vuông góc với bốn cổng thành và từ đó tỏa ra các ngõ nhỏvuông vức. Những ngôi nhà ngói ống với những chiếc cổng cầu kì, những bứctranh thủy mặc ngay trên tường và những con đường được lát bằng những khốihoa cương xanh xám khiến cho bề ngoài của Đại Lý vẫn giữ được dáng vẻ từ cảtrăm năm trước.Những con suối nhỏ trong vắt bắt nguồn từ dãy Thương Sơn róc rách vắt ngangnhững con phố. Những con suối tự nhiên được tô điểm bằng ánh đèn, bằng nhữngbồn hoa, những chiếc ghế nghỉ chân xinh xắn. Gọi là phố Suối Reo cũng không saichút nào. Bên dòng suối thơ mộng, tiếng hát dập dìu hòa theo điệu múa của nhữngcô gái dân tộc Bạch khiến chúng tôi không thể đứng ngoài nhịp chân. Điệu múađắm say nồng nàn của những cô gái hái chè cuốn hút khách qua đường. Người tadừng chân lại để cùng tham gia vào điệu múa và tiếng nhạc dập dìu.Thành cổ đã lên đèn. Bốn cổng thành rực sáng sắc màu, nổi bật là màu xanh. Khuphố chính đã trở thành tuyến phố đi bộ giờ lấp lánh màu sắc. Các cửa hàng dọc haicon phố bày bán chỉ đạo là những mặt hàng thủ công, vải vóc hoặc các sản phẩmlàm bằng đá vốn là nguồn thiên nhiên độc đáo của Đại Lý. Vân đá và màu sắc củađá khiến người ta ngỡ ngàng với thiên nhiên. Buổi sáng ở Đại Lý Thành cổ lên đèn Trong cổng thànhNhưng cảnh vào buổi sớm mới là hình ảnh thật nhất của Đại Lý. Men theo conđường róc rách đêm ngày còn ẩm hơi sương sớm, giờ mới là lúc vẻ đẹp của phốSuối Reo phô mình. Con phố mờ ảo trong màn sương mỏng và những chiếc láhạnh nhân hình chiếc quạt đã chuyển màu vốn được trồng khắp ven bờ suối đanglững lờ trôi theo dòng chảy đến tận chân thành. Cái lạnh buổi sớm mai đủ khiếnbạn phải kéo khóa kín cổ chiếc áo. Trên thành cổ, bài tập dưỡng sinh của ngườidân đang được bắt đầu.Điểm cao nhất để ngắm nhìn được toàn cảnh là núi Thương Sơn. Dãy núi này cáchthành cổ chưa đầy 1 km và từ đó có cáp treo đưa lên tận đỉnh núi. Từ đây, phóngtầm mắt tớ hồ Nhĩ Hải, hồ nước ngọt lớn thứ ba Trung Quốc và có hình giống taingười. Có thể thấy rõ con đường thẳng tắp dẫn tới ven hồ với hai bên đèn sáng.Ngay cổng vào của cáp là bản khắc dòng chữ đề tựa của nhà văn Kim Dung trênnền đá tím.Trong suốt những ngày lang thang ngắn ngủi khắp thành cổ, chúng tôi cố gắng đicho bằng hết những ngõ nhỏ nằm zíc zắc, xuyên từ đầu bên này qua đầu bên kiathành. Cuộc sống dung dị và nhẹ nhàng dường như chỉ đi lướt nhẹ qua thành phốnày. Bốn mùa xuân hạ thu đông đều mát mẻ với hoa và nắng. Tĩnh tại và dịu dàngnhư con suối nhỏ vẫn đêm ngày reo vui trong ngõ phố.Phố Suối reo ban ngày và khi đêm vềMách bạn:Để đến thành cổ Đại Lý, bạn có thể đi theo hai cách:1. Theo tuyến đường Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh - Đại Lý (đi hoàn toàn bằng ôtô)2. Theo tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh - Côn Minh - Đại Lý (từNam Ninh đến Côn Minh bằng tàu mất 1 đêm, sau đó đi ô tô)Các điểm chơi tại Đại Lý:- Thành cổ Đại Lý- Tam tháp cổ- Phim trường Thiên Long bát bộ- Núi Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải- Chương trình biểu diễn tại nhà Bạc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu du lịch - Bốn mùa xuân trên thành Đại Lý Bốn mùa xuân trên thành Đại LýThành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn nhìn về phía hồ Nhĩ Hải có tênDiệp Du thành hoặc Tử thành.Chúng tôi cũng đã thấm mệt sau một ngày chạy từ Hà Nội đến Nam Ninh rồi từNam Ninh ngủ tàu đến Côn Minh, không hề biết đến cái giường là gì trong suốtmột ngày lắc lư với tàu xe và cũng chưa được nghỉ chút nào.Nhìn từ xa đã thấy rõ những ngôi nhà mang phong cách dân tộc Bạch nằm thoaithoải trên một ngọn đồi cao. Đây là khu phố mới, còn muốn đến được với thànhcổ, quê hương của ngón nghề Nhất dương chỉ và câu chuyện Thiên Long Bát Bộphải đi thêm nửa tiếng xe buýt nữa. Giao thông đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều.Vừa xuống khỏi xe chúng tôi đã thấy một chiếc xe buýt chờ sẵn, vậy là khôngchần chừ, lên ngay chiếc xe đang chờ tới. Thành cổ Đại Lý Tam Tháp cổThành Đại Lý đón khách bằng một chiếc cổng thành tuyệt đẹp, cổ kính, kiên cố vàrêu phong. Con đường vào ấn tượng với hai hàng liễu và hạnh nhân lả lướt bênnhững rãnh nước chạy dài khắp phố đang róc rách chảy. Những ngôi nhà mang lốikiến trúc cổ, mái cong, bậc thềm đá hoa cương, câu đối đỏ dán hai bên thành cửagỗ đã sẫm màu, những chiếc sân lát đá, cổng vào hình bán nguyệt, chậu hoa, câykiểng và cả những chiếc ghế trong sân đều toát lên dáng vẻ cổ kính. Tiếng lengkeng của chiếc xe đạp xin qua đường khiến chúng tôi phải ngoái lại nhìn. Đã lâulắm mới lại thấy tiếng xe đạp chạy lạch xạch qua những bậc đá và reo chuông vuivẻ như thế.Thành nhỏ hơn người ta tưởng, vì khi chúng tôi tiến vào là cổng phía Nam và lúcchiếc xe dừng lại là cổng phía Bắc. Chưa đứng nóng chỗ thì đã có một đám các cònhà nghỉ chạy tới mời chào về phòng ốc. Tiếp thị bây giờ không phải là những tấmảnh nữa, người ta làm hẳn một catalo, chụp rõ địa hình nhà cửa, phòng ốc và cảbản đồ rõ nét nữa.Thành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn để nhìn về phía hồ Nhĩ Hải từng cótên Diệp Du thành hoặc Tử thành. Kinh đô của dòng họ Đoàn này có tuổi đời đángkinh ngạc từ những năm 937 cho đến năm 1253 với vị vua sáng lập là Đoàn TưBình. Vào năm 1253, vương quốc nhỏ bé này bị đế chế Mông Cổ xâm chiếm vàtrở thành một thành phố của Vân Nam như ngày nay. Thật khó có thể tin được bứctường thành nhỏ bé này lại không bị xâm chiếm trong rất nhều năm, đem lại nhiềucâu chuyện kì bí về dòng họ Đoàn đằng sau cổng thành. Rất nhiều bộ phim truyềnhình Trung Quốc đã lấy bối cảnh thành cổ này đưa vào phim. Nổi bật nhất làThiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáoMật tông. Từ vua đến dân đều xuất gia. Trong hai mươi hai đời vua của mình thìcó đến mười vị vua bỏ ngôi đi tu như Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Hưng…Cô dâu dân tộc Bạch Bồ công anh trên núi Thương SơnCác trục đường chính vuông góc với bốn cổng thành và từ đó tỏa ra các ngõ nhỏvuông vức. Những ngôi nhà ngói ống với những chiếc cổng cầu kì, những bứctranh thủy mặc ngay trên tường và những con đường được lát bằng những khốihoa cương xanh xám khiến cho bề ngoài của Đại Lý vẫn giữ được dáng vẻ từ cảtrăm năm trước.Những con suối nhỏ trong vắt bắt nguồn từ dãy Thương Sơn róc rách vắt ngangnhững con phố. Những con suối tự nhiên được tô điểm bằng ánh đèn, bằng nhữngbồn hoa, những chiếc ghế nghỉ chân xinh xắn. Gọi là phố Suối Reo cũng không saichút nào. Bên dòng suối thơ mộng, tiếng hát dập dìu hòa theo điệu múa của nhữngcô gái dân tộc Bạch khiến chúng tôi không thể đứng ngoài nhịp chân. Điệu múađắm say nồng nàn của những cô gái hái chè cuốn hút khách qua đường. Người tadừng chân lại để cùng tham gia vào điệu múa và tiếng nhạc dập dìu.Thành cổ đã lên đèn. Bốn cổng thành rực sáng sắc màu, nổi bật là màu xanh. Khuphố chính đã trở thành tuyến phố đi bộ giờ lấp lánh màu sắc. Các cửa hàng dọc haicon phố bày bán chỉ đạo là những mặt hàng thủ công, vải vóc hoặc các sản phẩmlàm bằng đá vốn là nguồn thiên nhiên độc đáo của Đại Lý. Vân đá và màu sắc củađá khiến người ta ngỡ ngàng với thiên nhiên. Buổi sáng ở Đại Lý Thành cổ lên đèn Trong cổng thànhNhưng cảnh vào buổi sớm mới là hình ảnh thật nhất của Đại Lý. Men theo conđường róc rách đêm ngày còn ẩm hơi sương sớm, giờ mới là lúc vẻ đẹp của phốSuối Reo phô mình. Con phố mờ ảo trong màn sương mỏng và những chiếc láhạnh nhân hình chiếc quạt đã chuyển màu vốn được trồng khắp ven bờ suối đanglững lờ trôi theo dòng chảy đến tận chân thành. Cái lạnh buổi sớm mai đủ khiếnbạn phải kéo khóa kín cổ chiếc áo. Trên thành cổ, bài tập dưỡng sinh của ngườidân đang được bắt đầu.Điểm cao nhất để ngắm nhìn được toàn cảnh là núi Thương Sơn. Dãy núi này cáchthành cổ chưa đầy 1 km và từ đó có cáp treo đưa lên tận đỉnh núi. Từ đây, phóngtầm mắt tớ hồ Nhĩ Hải, hồ nước ngọt lớn thứ ba Trung Quốc và có hình giống taingười. Có thể thấy rõ con đường thẳng tắp dẫn tới ven hồ với hai bên đèn sáng.Ngay cổng vào của cáp là bản khắc dòng chữ đề tựa của nhà văn Kim Dung trênnền đá tím.Trong suốt những ngày lang thang ngắn ngủi khắp thành cổ, chúng tôi cố gắng đicho bằng hết những ngõ nhỏ nằm zíc zắc, xuyên từ đầu bên này qua đầu bên kiathành. Cuộc sống dung dị và nhẹ nhàng dường như chỉ đi lướt nhẹ qua thành phốnày. Bốn mùa xuân hạ thu đông đều mát mẻ với hoa và nắng. Tĩnh tại và dịu dàngnhư con suối nhỏ vẫn đêm ngày reo vui trong ngõ phố.Phố Suối reo ban ngày và khi đêm vềMách bạn:Để đến thành cổ Đại Lý, bạn có thể đi theo hai cách:1. Theo tuyến đường Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh - Đại Lý (đi hoàn toàn bằng ôtô)2. Theo tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh - Côn Minh - Đại Lý (từNam Ninh đến Côn Minh bằng tàu mất 1 đêm, sau đó đi ô tô)Các điểm chơi tại Đại Lý:- Thành cổ Đại Lý- Tam tháp cổ- Phim trường Thiên Long bát bộ- Núi Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải- Chương trình biểu diễn tại nhà Bạc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xuân trên Đại lý Địa điểm du lịch du lịch qua ảnh điểm du lịch nổi tiếng văn hóa du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
89 trang 232 0 0
-
76 trang 216 0 0
-
77 trang 180 0 0
-
10 trang 180 0 0
-
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 128 0 0 -
9 trang 120 0 0
-
80 trang 119 1 0
-
Giáo trình Văn hóa du lịch: Phần 1 - PGS. TS Hoàng Văn Thành
103 trang 112 3 0 -
3 trang 106 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác tuyến phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch
82 trang 92 0 0