Danh mục

Tài liệu: Giá trị văn chương của 'Bình ngô đại cáo'

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.07 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vàochương trình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn)ở cấp cuối trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáo Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáoĐã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vàochương trình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn)ở cấp cuối trường phổ thông. Thường thì người ta cứ mặcnhiên dạy- học nó như một văn bản văn chương màkhông mấy người đặt ra vấn đề phải chăng nội dung dạy-học đó phù hợp với tính chất môn học hay đã lấn sânsang môn học khác, môn Lịch sử chẳng hạn, và cùng vớiđiều đó lại có thể bỏ sót một số giá trị văn chương nào đóbởi trước tác này mang tính chất nguyên hợp, không chỉlà “văn sử bất phân” mà ngay ở phần văn cũng là tổnghoà của nhiều loại văn: văn nghị luận, văn tự sự, văn trữtình… Và mặc dầu bản hùng văn này đã được nhiềungười nghiên cứu dưới các góc độ, đạt được nhiều thànhtựu, song vẫn có những vấn đề cần phải nhận thức lại.Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuốinăm 1427 (cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm1428) được lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngôđại cáo và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đãhoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải cút khỏinước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc.Chỉ với tư cách văn bản quan phương Bình Ngô đại cáomới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư(1)chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắccủa một bề tôi. Tuy nhiên, các thể loại văn chương ViệtNam thời trung đại-như viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ởthể loại văn học Nga cổ- “là để phục vụ nhằm thoả mãn cảmột kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắnliền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặtchẽ”(2), nên từ khi ra đời, Bình Ngô đại cáo không phảichỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chínhmà còn như một kiệt tác văn chương.Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn đượcngười xưa coi trọng nhất. Luận ngữ ghi lời của đức KhổngTử khen nước Trịnh cẩn trọng khi soạn thảo loại văn bảnnày: Tử viết: “Vi mệnh, Tỳ Thầm thảo sáng chi. Đông LýTử Sản nhuận sắc chi Thế Thúc thảo luận chi. Hành nhânTử Vũ tu sức chi” (Đức Khổng Tử nói rằng: “Khi nướcTrịnh làm tờ từ mệnh gửi cho nước khác, ông Tỳ Thầmkhởi thảo, ông Thế Thúc khảo cứu bàn bạc, quan hànhnhân là ông Tử Vũ sửa chữa thêm bớt, ông Tử Sản ở đấtĐông Lý trau chuốt lại”). Tỳ Thầm, Thế Thúc, Tử Vũ, TửSản là những người tài nổi tiếng đương thời, cả bốnngười hợp sức lại để viết cho thấy thái độ của ngườiđương thời về loại văn liên hệ trực tiếp với chính sự này.“Chính giả, chính dã” (Chính trị là chính nghĩa - Luậnngữ). Một phương tiện để làm rõ chính nghĩa của các đếvương và các triều đại chính là văn chiếu lệnh. Vănchương thẩm mỹ để ngâm ngợi, chỉ cho thấy tài năng củacá nhân trong khi văn chiếu lệnh phục vụ đắc lực chochính sự, gắn bó với sự hưng vong của vương triều vàquốc thể. Văn chương thời trung đại khác văn chươnghiện nay ở nhiều phương diện, trong đó bộ phận khác biệtlớn nhất là những thể loại chức năng, bởi như Đ.X.Likhatsôp đã chỉ rõ những thể loại này nhằm đáp ứngđồng thời nhiều nhu cầu xã hội, khác với hiện nay đã cósự khu biệt về thuộc tính và chức năng của các hình thái ýthức. Tìm hiểu những văn bản loại này cần kết hợp linhđộng giữa tư duy lịch đại và tư duy đồng đại. Hiển nhiênngười ngày nay tiếp nhận chúng không giống người thờitrung đại, nếu không có quan điểm lịch sử cụ thể sẽ bỏqua hoặc không đánh giá đúng những giá trị đặc thù, màđây lại là một trong những nguyên cớ để chúng có mặttrong chương trình dạy-học ngữ văn ngày nay.Cáo là một thể của loại văn học chức năng, loại trước táccó yêu cầu đầu tiên và cao nhất là “từ nghiêm nghĩachính” (ngôn từ chuẩn mực, ý nghĩa chính đáng). BìnhNgô đại cáo là một tác phẩm đỉnh cao nên nó mang thuộctính phổ quát của các hiện tượng điển hình, là nghiên cứunó sẽ không chỉ biết về một cá thể mà còn nhận thứcđược một phạm vi rộng hơn thuộc cấp độ loại - ở đây làloại văn học chức năng. Trước tác này ra đời cách đây đãnăm thế kỷ, khi ấy các thể loại văn học chức năng cònmang đậm tính chất nguyên hợp, bởi vậy bản đại cáo còntích hợp nhiều giá trị khác, mà ở đây chúng ta quan tâmtìm hiểu là giá trị văn chương. Với đặc điểm của tư duyngười đương thời, giá trị văn chương không ngăn trở, chếước giá trị hành chính của văn bản, trái lại, như thực tếcho thấy, đã tạo thêm sức sống cho văn bản quanphương này.Giá trị của Bình Ngô đại cáo trước hết là ở phương diệnmột trước tác chính luận, loại văn bản được đánh giá caokhi có hệ thống lập luận chặt chẽ, thể hiện sâu sắc và sinhđộng những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dântộc. Với Bình Ngô đại cáo, không phải nhà chuyên môncũng dễ nhận ra được lôgic lớn của toàn bài và sự thứ lớptrong lập luận của từng phần. Tiêu biểu cho tầm khái quát ...

Tài liệu được xem nhiều: