Danh mục

Tài liệu giảng dạy môn Tuyến điểm du lịch Việt Nam - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

Số trang: 81      Loại file: docx      Dung lượng: 320.39 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (81 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu giảng dạy môn Tuyến điểm du lịch Việt Nam gồm có 4 chương sau: Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam; Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc Bộ; Chương III: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ; Chương IV: Tuyến điểm du lịch của vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu giảng dạy môn Tuyến điểm du lịch Việt Nam - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KINH TẾ TÀI LIỆU GIẢNG DẠYTUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAMTP. Hồ Chí Minh, Năm 2021 MỤC LỤCChương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của ViệtNam 3Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀINGUYÊN DU LỊCH VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM Chương này trình bày ý nghĩa, vai trò của điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch Việt Nam trong việc hình thành tuyến điểm. Trình bày cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong việc xây dựng tuyến điểm du lịch. Xây dựng những tuyến du lịch phù hợp với từng loại hình du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên1.1. Vị trí địa lý Nước ta gồm hai bộ phận: Phần đất liền có diện tích 329-297 km2 (2004), đứng thứ 56 về diện tích so vói cácnước trên thế giới, đứng thứ tư về diện tích so với các nước trong khu vực Đông Nam Á,sau Indonesia, Myanmar và Thái Lan. Phía bắc phần đất liền giáp Trung Quốc có đường biên giới dài hơn 1.400km, phíatây giáp Lào có đường biên giới dài 2.067km và giáp Campuchia vối đường biên giới dài1.080km, phía đông giáp Biển Đông vối đường bờ biển dài 3.260km. Bộ phận đất liền nước ta nằm trong toạ độ địa lý: 8°27’ - 23°23’ vĩ độ Bắc, 102°08’-109°28’kinh độ Đông. Điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực namthuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Điểm cực tây thuộc xã SínThâu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực đông trên bán đảo Hòn Gốm, huyệnVạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Bộ phận lãnh hải có diện tích rộng trên 1 triệu km 2, bao gồm nội thuỷ, lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.Dưới phần nước biển là phần thềm lục địa. Chiều ngang nơi rộng nhất trên đất liền là 600km và nơi hẹp nhất là 50km. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiênnhiên ưu đãi, không bị khô nóng như khí hậu của các nước cùng vĩ độ. Vị trí địa lý nướcta gần như ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, khoảng cách từ Hà Nội đến thủ đô Ran-gun của Mi-an-ma là 1.220km, đến Băng Cốc, Viên Chăn, Pnôm Pênh, Singapore còngần hơn khoảng cách này nên thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển du lịch với các nướctrong khu vực.Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của ViệtNam 41.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên1.2.1. Địa hình, địa chất Địa hình trên lục địa Nước ta có địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền, chủ yếu là đồi núithấp, núi có độ cao trên 2.000m chỉ chiếm có 1% diện tích. Các dãy núi có hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung, thấpdần từ tây bắc xuống đông nam. Ở vùng Tây Bắc tập trung một số đỉnh núi cao như PhanXi Păng cao 3.143m, Tây Côn Lĩnh cao 2.431m, Kiều Liêu Ti cao 2.403m, Pu Ta Lengcao 2.274m... Cấu tạo địa chất của địa hình núi nước ta gồm đá vôi, đá bazan, đá hoa cương, đá gơnai, đá sa phiên thạch... Trong đó, địa hình đá vôi chiếm khoảng 50.000km 2 phân bố ởnhiều nơi. Với ảnh hưởng của các quá trình địa chất, địa mạo, địa hình đá vôi đã tạo ranhiều phong cảnh đẹp. Theo điều tra chưa đầy đủ cho thấy ở nước ta có khoảng 400 hangđộng đá vôi, không những có phong cảnh đẹp, hấp dẫn du khách mà còn có giá trị về mặtđịa chất, lưu giữ các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch có giá trị. Đặc biệt Vịnh Hạ Longvới một quần thể các đảo đá vôi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thếgiới. Tên của các đỉnh núi, dãy núi thường mang đặc điểm địa hình và hình dạng củachúng hoặc tên của các nhân vật trong huyền thoại. Sự kết hợp giữa khí hậu, sinh vật, thuỷ văn và địa hình đã tạo cho cac vùng núi cóphong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉdưỡng, tham quan.  Biển và bờ biển Việt Nam có đường biển lên tới 3.260km, tính trung bình cứ 100km 2 diện tích thì có1km bờ biển, trong khi trên thế giới trung bình 600km 2 thì mới có 1km bờ biển. Địa hìnhbờ biển nước ta có nhiều cửa sông, vũng vịnh, thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng.Đây là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhiều thương cảng - thành phốbiển như Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng... Thềm lục địa nông và rộng, biển ấm. Nhiệtđộ trung bình của nước biển từ 25 - 28 0C, vùng biển phía bắc vào mùa đông nhiệt độnước biển lại thấp hơn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Độ mặn trung bình củanước Biển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: