Danh mục

Tài liệu: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.19 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà của mẹ. Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm, gần gũi, quen thuộc như luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trên ruộng đồng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru của bà của mẹ, giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình yên nơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền quabao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bàcủa mẹ. Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm, gần gũi, quen thuộc như luỹtre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trên ruộng đồng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từnhững ngày thơ bé qua lời ru của bà của mẹ, giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bìnhyên nơi thôn quê, nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động, tìnhcảm gia đình thắm thiết, nghĩa vợ chồng tao khang của những con người quê chânchất, mộc mạc. Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ xưa– đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thểnói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của ngườiphụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũngnhư những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bấtcông, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọngnam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi chongười đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũngnhư xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân: - “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” - “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” - “Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi” Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất“ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗikhổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ củathân phận mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ vật hoá”,được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ được ví với “hạy mưa sa”, “chổiđầu hè”...Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên nhữnglời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quýcủa mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong”...nhưng nhữngphẩm chất ấy đâu có được xã hội , người đời biết đến và coi trọng. Cả đời họ chỉ lầmlũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của ngườiphụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền. Người phụ nữdân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt lên: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, conchão chuộc thôi”. Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những người phụ nữtrong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ sống trên đời đượcđong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống trong giađình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”: - “Cô kia cắt cỏ đồng màu Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha Giàu thì chia bày chia ba Phận cô là gái được là bao nhiêu” - “Em như quả bí trên cây Dang tay mẹ bứt những ngày còn non” Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giátòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phảingậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ: - “Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về với mẹ mà không có đò” - “Chiều chiều ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” - “Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần” Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phải chịu sựđày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Trong chế độ cũ, những ngườimẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiếnvới quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào muangười lànm không công, trả cái nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phảigánh chịu: - “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan” - “Trách cha, trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau Thực vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng” Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ phải cam chịu, nín nhịnnhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ phản kháng có phần quyết liệt, cô“đội nón về nhà mình” dẫu biết hành động ấy sẽ bị lên án, bị không ít tiếng thị phi,cay độc vì trong xã hội xưa còn gì đáng sợ hơn bằng tội “trốn chúa, lộn chồng”: “Cô kia đội nón đi đâu Tôi là phận gái làm dâu mới về Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi” Sở dĩ họ phải phản kháng là do không còn nơi để bấu víu, tựa nương. Mẹchồng đã vậy, lại còn chịu thêm nỗi khổ của “cảnh chồng chung”. Xã hội phong kiếncho phép “trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” đã gâyra bao cảnh đau lòng. Nhân dân hướng về những người vợ lẽ - những người chịunhiều thua thiệt hơn cả để cảm thông, để lắng nghe những tiếng giãi bày xót xa, cayđắng: - “Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy đi cày chị chẳng kể công Tối tối chị giữ mất chồng Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò Mong chồng chồng chẳng xuống cho Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con” - “Thân em làm lẽ chẳng nề Có như chính thất, ngồi lê giữa đường” Khao khát của người phụ nữ ở đây không phải là cái khao khát mang tính chấtbản năng thuần tuý mà là những khát khao hạnh phúc chính đáng nhất của ...

Tài liệu được xem nhiều: