Danh mục

Tài liệu học tập Luật môi trường: Phần 2 - ThS. Võ Thị Mỹ Hương

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của cuốn Tài liệu học tập Luật môi trường gồm có 7 chương, giới thiệu đến các bạn những vấn đề lý luận cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường và luật bảo vệ môi trường; Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; Pháp luật về đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược;...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 sau đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Luật môi trường: Phần 2 - ThS. Võ Thị Mỹ Hương Chương 5 PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, NƯỚC, RỪNG A. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ I. KHÔNG KHÍ VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Trong quá trình hoạt động của mình con người đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường như: hoạt động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sinh hoạt – tiêu dùng. Các tác động tiêu cực này dẫn đến hệ quả là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật55. Mặc dù định nghĩa này không giới hạn ô nhiễm không khí chỉ do con người gây ra nhưng người ta vẫn thường xuyên chỉ nói về nó. Những chất không mong muốn này có thể gây tác hại cho sức khỏe con người, sinh vật, môi trường toàn cầu. Rất nhiều vật chất độc hại đã xâm nhập vào bầu khí quyển từ những nguồn phát thải vượt quá khả năng kiểm soát của con người và tập trung phần lớn ở những nơi dân cư đông đúc, đặc biệt là những quốc gia, những thành phố công nghiệp phát triển. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có rất nhiều tỉnh, thành phố phát triển mạnh về công nghiệp nên mức độ ô nhiễm môi trường không khí ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở ba vùng trọng điểm phát triển kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu, Đà Nẵng – Nha Trang – Quảng Ngãi. Chất thải do công nghiệp có nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong khoảng không gian hẹp, thường là hỗn hợp khí và hơi độc hại. Các ngành công nghiệp cơ bản gây ô nhiễm: Công nghiệp năng lượng sử dụng nhiên liệu chính là than đá và đã thải vào môi trường hàng triệu tấn CO2, hàng trăm ngàn tấn SO2 và lượng 55 William J.Morz – Air pollution, printed in USA, 1989 http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_kh%C3%B4ng_kh%C3%AD 81 bụi khổng lồ; công nghiệp hóa chất; công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí; công nghiệp vật liệu xây dựng… Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường không khí còn xuất phát từ giao thông vận tải (máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy…), từ sinh hoạt (đun bếp, lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh…). Từ tất cả những nguyên nhân gây ô nhiễm trên thì phương thuốc được đưa ra đối với các nước phát triển công nghiệp trong đó có Việt Nam là kiểm soát sự phát thải ô nhiễm không khí một cách nghiêm ngặt. Kiểm soát ô nhiễm không khí được hiểu là các hoạt động do các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên, cụ thể: - Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí; - Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí; - Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc kiểm soát chặc chẽ các nguồn thải vào không khí; - Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua một hệ thống cơ quan kiểm soát được tổ chức chặc chẽ từ trung ương đến địa phương. II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 1. Pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí Tiêu chuẩn môi trường vừa là công cụ kỹ thuật vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả môi trường không khí. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường56. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí của Việt Nam hiện nay gồm hai tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí và tiêu chuẩn về khí thải.57 56 Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005. 57 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT quy định về tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. 82 2. Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí Chính là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực mà các hoạt động của con người có thể gây ra cho môi trường không khí, khắc phục các sự cố môi trường không khí để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường không khí từ các sự cố đó58. Các hoạt động gồm: - Hoạt động quan trắc và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan nhà nước; - Hoạt động đánh giá tác động môi trường; - Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí; - Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí; - Hoạt động cải thiện chất lượng không khí. 3. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí Là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi trường xung quanh trong các hoạt động của họ. - Kiểm soát nguồn thải tĩnh (nguồn thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu vui chơi….). - Kiểm soát nguồn thải động (khí thải từ các phương tiện giao thông). 4. Pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí Hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm môi trường gồm: - Cơ quan có thẩm quyền chung: + Chính phủ: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thống nhất quản lý về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước59… 58 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, 2009, tr 178-179. 59 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Luật tổ chức Chính phủ 1992. 83 + Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thực hiện kiểm soát ô ...

Tài liệu được xem nhiều: