Danh mục

Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam

Số trang: 301      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật Thương mại là môn học nghiên cứu về pháp luật hợp đồng, pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại và pháp luật về phá sản. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên, sinh viên ngành luật cũng như những người nghiên cứu về lĩnh vực chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại, ThS. Lê Thị Hải Ngọc cùng ThS. Cao Đình Lành, ThS. Nguyễn Thanh Tùng, ThS. Đặng Thị Vũ Hường và CN. Mai Xuân Hợi cùng trao đổi góp ý hoàn thiện và biên soạn tài liệu này với mục đích giúp người học nắm bắt được những kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại và pháp luật phá sản. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Luật Kinh tế (hiện nay gọi là Luật Thương mại) được hình thành trước hết dựa trên cơ sở tiếp thu những thành quả lý luận về Luật kinh tế ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây 1. Theo quan niệm truyền thống của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Luật kinh tế trước đây được coi là một ngành luật độc lập, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, lãnh đạo kinh tế của Nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Luật kinh tế được coi là là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình lãnh đạo và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhau. Như vậy, Luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa với nhau trong quá trình lãnh đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nên chủ thể của Luật kinh tế chủ yếu là những tổ chức xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, việc kinh doanh chủ yếu được các tổ chức thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thực hiện. Do vậy, Luật kinh tế trong thời kỳ này chủ yếu tập trung ghi nhận các chế 1 . Luật thương mại trước đây được gọi là Luật kinh tế. 13 độ pháp lý liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Nội dung của chế độ pháp lý này bao gồm các nội dung như: địa vị pháp lý của các chủ thể Luật kinh tế; chế độ pháp lý về tài sản của các đơn vị kinh tế quốc doanh; chế độ pháp lý về kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân; chế độ pháp lý hạch toán kinh tế; chế độ hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. 1.2. Trong nền kinh tế thị trường Từ năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra chủ trương chuyển đổi nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đã khẳng định: “Thực chất của đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” 2. Bên cạnh việc khẳng định bản chất của việc đổi mới, Đảng ta cũng xác định rõ hai đặc trưng cơ bản của cơ chế mới là: Thứ nhất, tính kế hoạch; Thứ hai, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Trong thời kỳ hiện nay, việc đổi mới cơ chế kinh tế đã làm thay đổi cơ bản tính chất của các quan hệ kinh doanh. Điều này cũng đưa đến yêu cầu tất yếu phải có sự thay đổi trong thuật ngữ sử dụng là Luật thương mại cho phù hợp với thực tế khách quan hiện nay. Khác với mô hình kinh tế kế hoạch hoá, kinh tế thị trường đòi hỏi phải xoá bỏ chế độ độc tôn của một hình thức sở hữu, đòi hỏi phải khuyến khích và phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng của chúng trước pháp luật. Kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, kinh tế thị trường đòi hỏi quyền 2 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nôi, tr.65 14 lực công cộng phải thật sự tôn trọng nguyên tắc tự do kinh doanh của tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh trên thương trường. Có thể hiểu khác nhau về nội dung của cơ chế kinh tế, song trong mọi trường hợp, Luật thương mại hiện nay đều được coi là một bộ phận cấu thành của cơ chế kinh tế. Về bản chất, Luật thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các thương nhân hoặc giữa chúng với cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế Việt Nam trước đây cũng đã có sự thay đổi. Luật thương mại hiện nay cùng với pháp luật kinh doanh, thương mại sẽ là sự phản ánh pháp lý một cơ chế thị trường với những đặc trưng cơ bản sau: Một là, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là nền kinh tế đang trong bước chuyển nhanh sang một cơ chế mới. Tính chất quá độ của của nền kinh tế ảnh hưởng lớn đến tính chất của cả hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế nói chung và Luật thương mại nói riêng. Điều này thể hiện ở chỗ, trong toàn bộ hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn còn tồn tại những quy định được coi là “tàn dư” của cơ chế kinh tế cũ và xét về tổng thể, phải chấp nhận rằng, chúng ta không thể có ngay một hệ thống pháp luật kinh doanh với chất lượng và cơ cấu hoàn toàn mới - pháp luật của nền kinh tế thị trường 3. Hai là, cơ chế kinh tế mà chúng ta xây dựng không hình thành từ sự hoàn thiện của cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp; mà ngược lại. Do vậy, quá trình hình thành cơ chế mới đòi hỏi phải có sự tư duy mới và theo đó, là tư duy pháp lý mới với tính cách là cơ sở lý luận và tư tưởng của quá trình đó. 3 Xem “Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam”, (1997), Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại quốc gia Hà Nội. 15 Ba là, khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, chúng ta chưa kịp chuẩn bị một hệ thống các quy tắc xử sự trong đời sống kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, so với tiến trình của các quan hệ kinh tế, pháp luật thường xuất hiện chậm hơn với sự biến động và phát triển của các quan hệ kinh tế. Trong khi chúng ta chủ ...

Tài liệu được xem nhiều: