Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc
Số trang: 71
Loại file: pdf
Dung lượng: 600.51 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2) gồm có 4 chương, nhằm giới thiệu về Pháp luật trong kinh doanh-thương mại; một số hợp đồng thông dụng trong thương mại; pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh-thương mại; pháp luật về phá sản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 sau đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc Chương 3 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự tham gia hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau thì tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh là điều không tránh khỏi. Về mặt học thuật, tranh chấp kinh tế và tranh chấp trong kinh doanh là những khái niệm có nội hàm rộng hẹp khác nhau. Có quan điểm cho rằng, “tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến về một sự kiện pháp lý, là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau”32. Có quan điểm khác cho rằng, “tranh chấp kinh tế là những mâu thuẫn hay bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ kinh tế”33… Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song đa số các nhà khoa học đều thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Trong các loại hình tranh chấp kinh tế, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có các dạng 32 Nguyễn Thị Kim Vinh (2002), Luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 33 Đào Văn Hội (2003), Luận án tiến sĩ luật học “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội. 70 cơ bản sau: - Tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. - Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO, BT, BOT, thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương. - Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương. - Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương. Thực tế cho thấy, trong các loại hình tranh chấp kinh tế trên, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau. Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi năm 2011) cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án, gồm có: - Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, 71 giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. - Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Từ những nội dung xem xét nêu trên, có thể hiểu: tranh chấp trong kinh doanh là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Do đó, có thể khái quát những đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh như sau: luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể; các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các thương nhân; là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên34; tranh chấp gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền từ định đoạt của họ. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các tranh chấp trong kinh doanh chủ yếu tồn tại dưới dạng các tranh chấp về hợp đồng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh, thị trường và các yếu tố sản xuất phi truyền thống làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, ví dụ như: tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, giữa các thành viên công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp về liên doanh, liên kết kinh tế, … 2. CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH – THƯƠNG MẠI. Ở góc độ khái quát chung, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – Thương mại là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Chính vì vậy, 34 Trần Đình Hảo, “Hoà giải thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, só 1 năm 2000, tr.28. 72 giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại phải nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt độn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc Chương 3 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự tham gia hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau thì tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh là điều không tránh khỏi. Về mặt học thuật, tranh chấp kinh tế và tranh chấp trong kinh doanh là những khái niệm có nội hàm rộng hẹp khác nhau. Có quan điểm cho rằng, “tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến về một sự kiện pháp lý, là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau”32. Có quan điểm khác cho rằng, “tranh chấp kinh tế là những mâu thuẫn hay bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ kinh tế”33… Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song đa số các nhà khoa học đều thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Trong các loại hình tranh chấp kinh tế, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có các dạng 32 Nguyễn Thị Kim Vinh (2002), Luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 33 Đào Văn Hội (2003), Luận án tiến sĩ luật học “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội. 70 cơ bản sau: - Tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. - Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO, BT, BOT, thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương. - Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương. - Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương. Thực tế cho thấy, trong các loại hình tranh chấp kinh tế trên, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau. Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi năm 2011) cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án, gồm có: - Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, 71 giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. - Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Từ những nội dung xem xét nêu trên, có thể hiểu: tranh chấp trong kinh doanh là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Do đó, có thể khái quát những đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh như sau: luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể; các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các thương nhân; là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên34; tranh chấp gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền từ định đoạt của họ. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các tranh chấp trong kinh doanh chủ yếu tồn tại dưới dạng các tranh chấp về hợp đồng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh, thị trường và các yếu tố sản xuất phi truyền thống làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, ví dụ như: tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, giữa các thành viên công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp về liên doanh, liên kết kinh tế, … 2. CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH – THƯƠNG MẠI. Ở góc độ khái quát chung, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – Thương mại là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Chính vì vậy, 34 Trần Đình Hảo, “Hoà giải thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, só 1 năm 2000, tr.28. 72 giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại phải nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt độn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật Thương mại Việt Nam Ebook Luật Thương mại Việt Nam Luật thương mại Pháp luật phá sản Hợp đồng kinh doanh dịch vụ thu công Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Trọng tài thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Phần 2
48 trang 276 0 0 -
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 179 0 0 -
5 trang 176 0 0
-
14 trang 174 0 0
-
24 trang 151 0 0
-
10 trang 151 0 0
-
Mẫu Hợp đồng môi giới thương mại
2 trang 134 0 0 -
Mẫu Hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin
7 trang 127 0 0 -
7 trang 122 0 0
-
Quyết định số 1567/QĐ-BKHĐT
4 trang 118 0 0