Danh mục

Tài liệu học tập Thực hành bào chế: Phần 1

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu học tập "Thực hành bào chế" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Dung dịch thuốc; Siro thuốc - Elixir; Nhũ tương thuốc; Hỗn dịch thuốc; Thuốc tiêm - Thuốc tiêm truyền; Thuốc nhỏ mắt; Thuốc phun mù. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Thực hành bào chế: Phần 1 TÀI LIỆU HỌC TẬPTHỰC HÀNH BÀO CHẾTài liệu thuộc bản quyền củaTrường Đại học Đại Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA DƯỢC PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng (Chủ biên) TÀI LIỆU HỌC TẬPTHỰC HÀNH BÀO CHẾ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - 2023 TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng (Chủ biên) TS. Đoàn Thanh HiềnThS. Phạm Thị Phương Dung ThS. Nguyễn Hoàng Việt MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 6Bài 1. Dung dịch thuốc 7Bài 2. Siro thuốc - Elixir 23Bài 3. Nhũ tương thuốc 37Bài 4. Hỗn dịch thuốc 52Bài 5. Thuốc tiêm - Thuốc tiêm truyền 67Bài 6. Thuốc nhỏ mắt 86Bài 7. Thuốc phun mù 100Bài 8. Thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc 113Bài 9. Thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc 126 (Tiếp)Bài 10. Thuốc đặt 135Bài 11. Thuốc bột - Cốm 151Bài 12. Thuốc nang cứng 166Bài 13. Thuốc viên nén 181Bài 14. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 197 viên nén, viên nangTÀI LIỆU THAM KHẢO 214 5 Lời nói đầu Cuốn “Thực hành Bào chế” được biên soạn làm tài liệuhọc tập cho sinh viên Dược hệ chính quy Trường Đại học ĐạiNam. Sau khi học, người học có khả năng: - Phân tích được đặc điểm và vai trò của các thành phầntrong các công thức thuốc thực hành. - Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật trong bài thực hành. - Bào chế được một số dạng thuốc thông thường ở quy môphòng thí nghiệm. - Hướng dẫn đúng cách dùng một số chế phẩm đã bào chế. Cuốn “Thực hành Bào chế” được biên soạn gồm 14 bàiđề cập đến các dạng thuốc thông dụng và các kỹ năng cơ bảntrong bào chế. Trong mỗi bài đều có mục tiêu học tập, lý thuyếttóm tắt về dạng thuốc, hai công thức thực hành cụ thể và câuhỏi lượng giá. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu vẫn còn cóthiếu sót. Chúng tôi mong được sự góp ý của người đọc để lầnxuất bản sau tài liệu được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, PhòngNCKH và Phòng HCQT đã tạo mọi điều kiện để tài liệuđược xuất bản. Các tác giả6 BÀI 1 DUNG DỊCH THUỐC MỤC TIÊU 1. Phân tích được đặc điểm của dược chất và vai trò cácthành phần trong công thức làm thực hành. 2. Pha chế được một số dung dịch thuốc uống và dùngngoài, hướng dẫn sử dụng đúng từng chế phẩm. 3. Thực hiện đúng các thao tác cơ bản và sử dụng thànhthạo một số thiết bị trong các kỹ thuật: cân, đong, hòa tan, lọc,đóng gói sản phẩm. 4. Hướng dẫn sử dụng đúng chế phẩm bào chế được. LÝ THUYẾT 1. Định nghĩa Theo Dược điển Việt Nam V, dung dịch thuốc lànhững chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiềudược chất hòa tan, phân tán dưới dạng phân tử, trongmột dung môi hay hỗn hợp nhiều dung môi thích hợp. 7TLHT THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2. Thành phần của dung dịch thuốc 2.1. Dung môi Có hai nhóm dung môi chính thường sử dụng để bàochế dung dịch thuốc: - Nước và các dung môi phân cực thân nước: nước cất,nước khử khoáng, nước siêu lọc, nước thẩm thấu ngược,ethanol, glycerin, propylen glycol… - Các dung môi không phân cực thân dầu: dầu thực vật,dầu động vật, dầu parafin, triglycerid mạch trung bình. 2.2. Chất tan - Dược chất: là thành phần chính có tác dụng điều trịhay phòng bệnh của chế phẩm. Các tính chất của dược chấtcần quan tâm khi xây dựng công thức và quy trình bào chếđó là: tính chất vật lý (trạng thái kết tinh, màu sắc, mùi vị,độ tan), độ ổn định (khả năng oxy hóa, thủy phân…), tácdụng và chỉ định. - Các chất phụ có thể là: chất làm tăng độ tan, chấtbảo quản chống vi khuẩn, nấm mốc, chất chống oxy hóa,chất tạo hệ đệm, điều chỉnh pH, chất đẳng trương (thườnggặp đối với dung dịch thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt), chấtđiều vị như làm ngọt, tạo vị chua, v.v…, chất điều hươngnhư hương cam, hương dâu, hương vani,… chất màu nhưđỏ amaranth.8 Bài 1. Dung dịch thuốc 3. Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc Quy trình chung để bào chế các dung dịch thuốc: Chuẩn bị Sơ đồ các giai đoạn Kiểm tra/ Kiểm soát Cơ sở Dụng cụ, thiết bị CÂN, ĐONG Dược chất  (dược chất, tá dược,  Kiểm tra số lượng Tá dược dung môi) ...

Tài liệu được xem nhiều: