Tài liệu học tập "Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học; hệ thuốc giải phóng tại đích. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng: Phần 2TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Chương 4 HỆ THUỐC GIẢI PHÓNG THEO NHỊP SINH HỌC MỤC TIÊU: 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, ưu nhược điểmcủa hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học. 2. Giải thích được thành phần, cấu trúc, cơ chế giải phóngdược chất, nguyên tắc bào chế. Ví dụ minh họa về chế phẩmthuốc giải phóng theo nhịp sinh học. 3. Trình bày được các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng củathuốc giải phóng theo nhịp sinh học và cách đánh giá. 4. Vận dụng kiến thức về hệ thuốc giải phóng theo nhịpsinh học trong dướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. NỘI DUNG: 4.1. Đại cương về hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học 4.1.1. Đồng hồ sinh học, bệnh học thời khắc và bàochế thời khắc a. Đồng hồ sinh học Y học từ thế kỷ 18 đã chứng minh nhiều cơ quan trongcơ thể hoạt động theo nhịp sinh học. Nhiều thông số sinh168 Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh họclý của cơ thể diễn biến thep nhịp sinh học trong 24 giờ nhưthân nhiệt, nhịp tim, mạch, huyết áp, lưu lượng tuần hoàn,nhịp thở… Đồng hồ trung tâm điều tiết nhịp sinh học của các cơquan cơ thể thông qua bộ gen đồng hồ dao động phân tử tạicác cơ quan đó. Bằng con đường thần kinh và nội tiếttruyền tín hiệu đến bộ gen đồng hồ. b. Bệnh học thời khắc Hai yếu tố phát sinh bệnh là do cơ thể không thích nghisự thay đổi của môi trường và sự suy giảm chức năng củacác cơ quan trong cơ thể. Hai yếu tố này đều bị nhịp sinhhọc chi phối do đó bệnh cũng xảy ra theo nhịp sinh học.Mô hình biểu thị nhịp sinh học của một số bệnh trong 24giờ trên hình 4.1. Hình 4.1. Nhịp xuất hiện một số bệnh trong 24 giờ 169TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... - Bệnh đường hô hấp: Nghiên cứu đã chứng minh lưu lượng hô hấp yếu nhấtvào khoảng nửa đêm về sáng ở người bình thường và đặc biệtở bệnh nhân hen (Hình 4.2). Tần suất cơn hen xảy ra từ 4 đến5 giờ sáng cao gấp 70 lần các thời điểm khác trong ngày.Hình 4.2. Đồ thị diễn biến lưu lượng hô hấp trong ngày Dược động học thuốc chữa hen cũng thay đổi theo nhịpsinh học, các thuốc theophylin, terbutalin, bambuterol… cóCmax buổi sáng cao hơn buổi tối, Tmax buổi tối ở thời điểmlớn hơn buổi sáng khi uống thuốc. - Bệnh tim mạch Huyết áp, nhịp tim ở người bình thường và bệnh nhâncao huyết áp tiên phát thường giảm về đêm và tăng cao vàobuổi sáng sau khi thức dậy (Hình 4.3). Cơn đột quỵ, nhồimáu cơ tim…thường xảy ra từ 6 giờ - 12 giờ sáng (Hình 4.4).170 Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Hình 4.3. Diễn biến huyết áp tâm thu và nhịp tim trong ngày ở người khỏe mạnhChú thích: ■-Huyết áp tâm thu (mmHg); ▲-Nhịp tim/phút Hình 4.4. Đồ thị diễn biến số bệnh nhân có cơn đột quỵ trong ngày 171TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Thuốc tim mạch có sinh khả dụng thay đổi theo nhịpsinh học: ví dụ như nifedipin uống buổi tối giảm tới 30%so với buổi sáng. - Bệnh loét dạ dày - tá tràng Dịch vị được tiết theo nhịp sinh học, cao nhất vào buổitrưa và thấp nhất vào cuối chiều, sau đó lại tăng đến nửađêm, giảm thấp vào buổi sáng cả ở người bình thường vàbệnh nhân loét dạ dày (Hình 4.5). Hình 4.5. Đồ thị diễn biến pH dịch vị trong ngày Nhu động và tháo rỗng dạ dày ban đêm chậm hơn banngày, ảnh hưởng đến hòa tan và hấp thu thuốc. Do đó, cácthuốc chẹn proton (ranitidin, cimetidin…) chỉ nên dùngngày 1 liều vào cuối buổi chiều, đầu buổi tối… - Bệnh viêm xương khớp Viêm xương khớp đau nhiều về đêm, thấp khớp thườngđau vào buổi sáng. Như vậy, các thuốc chống viêm giảmđau như ibuprofen nên uống vào buổi trưa hay giữa chiều,172 Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh họccòn thuốc thấp khớp nên uống vào sau bữa tối, trước khi đingủ. Phần lớn thuốc NSAIDs uống vào buổi sáng có Cmaxcao hơn khi uống vào buổi chiều tối. Các loại bệnh như đái tháo đường, tăng cholesterol máu,ung thư, rối loạn thần kinh đều có diễn biến theo nhịp sinhhọc, cần được sử dụng thuốc vào thời điểm dung nạp thuốctốt nhất, tạo hiệu quả điều trị cao nhất. c. Bào chế thời khắc Bào chế thời khắc là khoa học dựa trên cơ sở bệnh họcthời khắc và dược động học thời khắc bào chế ra các dạngthuốc giải phóng theo nhịp sinh học, cung cấp dược chấtcho cơ thể theo nhịp diễn biến của bệnh, tối ưu là đỉnh củanhịp giải phóng và hấp thu dược chất từ dạng thuốc phùhợp với đỉnh của nhịp bùng phát bệnh. Bào chế hiện đại đã tạo ra thuốc giải phóng kiểm soátduy trì nồng độ thuốc hằng định trong khoảng liều điều trị.Tuy nhiên như đã nêu trên, do bệnh diễn biến theo nhịpnên không phải lúc nào cơ thể cũng cần một lượng thuốcnhư nhau trong ngày. Bào chế thời khắc đã tạo ra thuốcgiải phóng theo nhịp sinh học, chỉ khi nào bệnh khởi phátthuốc mới giải phóng. Khi bệnh nặng nhất, thuốc giải phónglượng dược chất nhiều nhất. Khi cơ thể không phát sinhbệnh, thuốc trong cơ thể có thời gian tiềm tàng (Tlag) khônggiải phóng dược chất. Đây là ưu điểm nổi bật hơn hệ thuốckiểm soát giải phóng, hoàn toàn không gây tác dụng, tácdụng phụ cũng như tác dụng không mong muốn khi cơ thểchưa phát sinh bệnh. 173TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 4.1.2. Thuốc giải phóng theo nhịp a. Định nghĩa, phân loại thuốc giải phóng theo nhịp Thuốc giải phóng theo nhịp sinh học là hệ thuốc giảiphóng có kiểm soát, dược chất được giải phóng đúng thờiđiểm, đúng liều lượng, đúng nơi theo nhịp diễn biến củabệnh sau một khoảng thời gian tiềm tàng nhất định. Thời gian tiềm tàng là thời gian tính từ khi chế phẩmthuốc tiếp xúc với môi trường hòa tan cho đến khu dươc ...