Thông tin tài liệu:
Bài 8 "Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" thuộc tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật giới thiệu đến các bạn những nội dung về khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật, phân loại vi phạm pháp luật,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 8 - ThS. Lê Việt TuấnTài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luậtGiáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn BÀI 8: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Mục đích: cung cấp những khái niệm cơ bản về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý làm cơ sở cho việc nghiên cứu các loại vi phạm pháp luật. - Yêu cầu: cần nắm những nội dung cơ bản sau đây: + Định nghĩa, dấu hiệu của vi phạm pháp luật; Cấu thành của vi phạm pháp luật; Các loại vi phạm pháp luật; + Định nghĩa, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý; Các loại trách nhiệm pháp lý; Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.2. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND. - Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Khoa Luật. - Hành vi bất hợp pháp, Trách nhiệm pháp lý – Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 287 – 293, 307 - 324. - Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức – Hoàng Thị Kim Quế - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm 2000, trang 34. - Về trách nhiệm pháp lý – Hoàng Thị Ngân - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – số 2 năm 2001. - Hành vi không hợp pháp – Trong chuyên khảo “Quyền con người, quyền công dân” – Trần Ngọc Đường – NXB CTQG năm 2004, trang 150 – 162. WWW.LVTLAW.COM 1Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luậtGiáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG3.1. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT3.1.1. Khái niệm Khái niệm vi phạm pháp luật: là hành vi (hành động hay không hành động), trái phápluật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâmhại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.3.1.2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật - Là hành vi xác định của con người; - Trái pháp luật; - Có lỗi; - Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.3.2. CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT3.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật - Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. - Mặt khách quan là của vi phạm pháp luật cơ bản bao gồm: + Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. + Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà xã hội phải gánh chịu; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời. + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội: trong đó hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại của xã hội đóng vai trò là kết quả tất yếu. - Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng…), thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm,…3.2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạmpháp luật cơ bản bao gồm các yếu tố sau đây: WWW.LVTLAW.COM 2Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luậtGiáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau: + Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả xảy ra. + Cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của hành vi của mình gây ra, tuy không “mong muốn” nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. + Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng (hy vọng) tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. + Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do (khinh suất) cẩu thả nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó. - Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.3.2.3. Khách thể của vi phạm pháp luật Là những quan hệ x ...