Danh mục

Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt

Số trang: 145      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để phục vụ tốt cho việc ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt của các học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ Đại học từ xa, nhóm biên soạn xin giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm hai phần chính: Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong từng phân môn; hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng phân môn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA HOÀNG TẤT THẮNG (Chủ biên) NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN – NGUYỄN QUỐC DŨNG LÊ THỊ HOÀI NAM – TRẦN THỊ QUỲNH NGA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP Môn TIẾNG VIỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC HUẾ - 2013 1 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ tốt cho việc ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt của các học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ Đại học từ xa, nhóm biên soạn xin giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học”. Để biên sọan tài liệu này, nhóm biên soạn đã dựa vào nội dung chương trình của các giáo trình “Tiếng Việt” và “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học” dành cho học viên hệ Đào tạo từ xa, Đại học Huế, cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước. Đặc biệt, trong lần tái bản này, nhóm biên soạn có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm hai phần chính: a. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong từng phân môn. b. Hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng phân môn. Tài liệu này được phân công biên soạn như sau: Phần Cơ sở ngôn ngữ học PGS.TS Hoàng Tất Thắng Phần Ngữ âm tiếng Việt TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Phần Từ vựng tiếng Việt TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Phần Ngữ pháp tiếng Việt ThS. Nguyễn Quốc Dũng Phần Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ThS Trần Thị Quỳnh Nga ở Tiểu học Ths. Nguyễn Thị Hoài Nam Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” sẽ có tác dụng tốt đối với học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ đào tạo từ xa, và mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của đọc giả xa gần. Nhóm biên soạn 2 PHẦN I CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT 3 A. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Những vấn đề chung - Trên cơ sở phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, cần nắm vững khái niệm ngôn ngữ. - Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ. - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và giảng dạy tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng. 2. Bản chất của ngôn ngữ - Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng tâm lý cá nhân. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng người được hình thành một cách lịch sử từ lâu đời. - Mặc dù ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng nó không giống với các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng như văn học, chính trị, đạo đức, pháp luật… Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng cũng không thuộc cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của toàn xã hội, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị xã hội. Vì vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. - Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Do có bản chất tín hiệu mà ngôn ngữ mới trở thành một phương tiện giao tiếp để truyền đạt thông tin. Muốn hiểu rõ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cần nắm vững khái niệm tín hiệu (là một hình thức vật chất có mang nội dung thông tin). Đồng thời, cần nắm vững các đặc điểm chung của tín hiệu (tính vật chất, tính hai mặt, tính quy ước, tính hệ thống và tính khái quát). - Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản. 3. Chức năng của ngôn ngữ - Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Cần nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp, các chức năng của ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp và vì sao người ta coi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. 4 - Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ hình thành và biểu đạt sản phẩm của tư duy. Ngôn ngữ vừa là phương tiện ghi lại sản phẩm kết quả của quá trình tư duy, vừa tham gia vào quá trình tư duy, tạo điều kiện cho tư duy phát triển. 4. Hệ th ...

Tài liệu được xem nhiều: