Danh mục

Tài liệu luyện thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn: Phần 2

Số trang: 134      Loại file: pdf      Dung lượng: 18.39 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu luyện thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn 25 dạng đề thi môn Ngữ văn trung học phổ thông. Hi vọng cuốn sách này sẽ đem đến các dạng đề thi và gợi ý làm bài hữu ích cho các bạn học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu luyện thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn: Phần 2 ĐỀ 25 I. Phẩn đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu phía dưới: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhải kêu ranngoài đồng ruộng tỈẬCO gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muôi đã bătđầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mẩy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bỏng tôingập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn ngây thơcủa chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờkhắc của ngày tàn. - Em thắp đèn lên chị Liên nhé? Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: - Hằng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trongẩy muỗi. An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nanlún xuống và kều cót két. - Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhi? - ừ để rồi chị bảo mẹ mua cải khác thay vào. ” {Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục) , C âu 1. Hãy cho biết không gian, thời gian và tâm trạng của nhân vật quađoạn văn trên? Câu 2. Câu “Cải chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ? ” có các nghĩa tình thái nào? C âu 3. Qua đoạn đối thoại trên, em hãy cho biết vị thế, mối quan hệ, tínhcách của nhân vật Liên và An? C âu 4. Tìm các từ tượng thanh trong đoạn văn và cho biết giá trị biểu cảmcủa chúng? C âu 5. Cảm nhận của em về tình quê, tình người qua đoạn văn? II. Phần làm văn C âu 1. Ngàv nay, bạn phải đổi diện với một thực tế: quảng cảo trên cácphương tiện thông tin, trong các chưcmg trình mà bạn yêu thích. Bạn chấp nhận hay không chấp nhận? Hãy viết một bài văn để bày tở điều đó.124 Câu 2: Truyện ngắn thường kết thúc bằng những hình ảnh có giá trị tưtưởng rất lớn. Hãy phân tích hình ảnh kết thúc của các tác phẩm Vợ nhặt (KimLân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và Chí Phèo (Nam Cao) đểlàm rõ ý kiến trên. GỢl Ý LÀMBÀI I. Phần đọc hiểu 1. Yêu cầu chung Học sinh có kĩ năng đọc hiểu một đoạn của văn bản truyện. Đây là một vănbản truyện theo phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Học sinh vận dụng cáckiến thức về nghĩa của câu, về ngữ cảnh và nhân vật giao tiếp, về giá trị biểu cảmcủa từ ngữ để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn. 2. Yêu cầu cụ thể Câu 1. Học sinh cơ bản trả lời được các ý sau: - Không gian: Đó là một ga xép ở một phố huyện nghèo. Nơi đó có gianhàng tạp hóa của chị em Liên. - Thời gian: Đang chuyển dần từ chiều về tối và bóng tối bao trùm cả phố huyện. - Tâm trạng của nhân vật: Cảnh buồn, tâm trạng của Liên và An cũng buồn,côi cút giữa phố huyện. Câu 2. Có hai nghĩa tình thái: - Từ ‘‘sẳp Nghĩa tình thái chỉ sự việc dự kiến sẽ diễn ra rất gần. - Từ “nhỉ”: Thái độ gần gũi, thân mật của người nói. Câu 3. Qua đoạn đối thoại với hai lượt hỏi của An, hai lượt trả lời của Liêncó thể thấy vị thế, quan hệ, tính cách của họ như sau: - Vị thể, quan hệ: An ở vị thế thấp (em), Liên ở vị thế cao (chị). Cả hai đềurất gần gũi, thân thuộc và yêu thương lẫn nhau. - An là một đứa trẻ có tâm hồn nhưng còn vô tư và chỉ biết hỏi chị. Liên tuycòn trẻ nhưng có tâm hồn nhạy cảm, chín chắn, lo toan và có khả năng giải quyếtnhững câu hỏi do An đưa ra. Câu 4. Các từ tượng thanh trong đoạn văn: văng vẳng, vo ve, cót két. Tác giảdùng cái động để tả cái tĩnh, mang lại giá trị biểu cảm rõ nét. Đó chỉ là những âm 125thanh rất nhỏ càng làm nổi bật cảnh phố huyện đìu hiu, vắng vẻ với cái buồnman mác. Nó làm cho đoạn văn mang đậm chất thơ. C âu 5. Học sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách, ở nhiều góc độ khácnhau nhưng phải là những cảm nhận về một quê hương yên tĩnh, sâu lắng vớinhững xúc cảm mong manh, mơ hồ và đượm buồn. II. Phần làm văn 1. C âu 1 / a. Yêu cầu chung - về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng trongđời sống và các tác động lớn đến mỗi cá nhân và xã hội. Bài làm phải có kếtcấu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Học sinh phải vận dụng nhuần nhuyễn các thaotác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh, bác bỏ. Bài viết phải có lời văntrong sáng, thuyết phục, dẫn chứng hấp dẫn, sự phân tích toàn diện, sâu sắc, cótình có lý. - về kiến thức: Đây là một vấn đề gần gũi, thường xảy ra hàng ngày và aicũng từng trải nghiệm. Tuy mỗi người có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhaunhưng phải thể hiện được những hiểu biết về quảng cáo trong đời sống kinh tế,nội dung, hình thức, cách thức quảng cáo ... b. Yêu cầu cụ thể - Giải thích: + Quảng cáo là một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trưòng.Quảng cáo là một nghệ thuật Marketing mang sản phẩm, dịch vụ đến với ngườitiêu dùng. Do đó, quảng cáo là một phần của cuộc sống hiện nay. ...

Tài liệu được xem nhiều: