Danh mục

Tài liệu môn học kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.22 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu môn học kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt gồm 3 chương trình bày về: Tổng quan về văn bản và tiếng Việt thực hành, phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Mời các bạn tham khảo để nắm rõ được cách tạo lập văn bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu môn học kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng ViệtLƯU HÀNH NỘI BỘCHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH1.1. Văn bản và đặc trưng của văn bản1.1.1. Khái niệm về văn bảnVăn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời (hay hành vi phát ngôn), mangmột nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp và hoàncảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết.Bên cạnh khái niệm văn bản, trong một số tài liệu giáo khoa, các chuyên luận về Ngữ phápvăn bản, còn xuất hiện khái niệm ngôn bản. Khái niệm ngôn bản được hiểu theo hai nghĩa cơbản: Thứ nhất, nó được hiểu đồng nhất với khái niệm văn bản. Thứ hai, nó được hiểu trong mốiquan hệ đối lập với văn bản. Theo cách hiểu thứ hai, ngôn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hànhvi phát ngôn, thể hiện dưới dạng âm thanh. Còn văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hành viphát ngôn, thể hiện dưới dạng chữ viết. Ở đây, khái niệm văn bản được quan niệm đồng nhất vớikhái niệm ngôn bản.Theo quan niệm vừa nêu thì văn bản có thể là một câu nói như câu khẩu hiệu (ví dụ:Không có gì quý hơn độc lập tự do), câu tục ngữ (ví dụ: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng), mộttin vắn gồm vài ba câu, một bài thơ, một bài nghiên cứu, một lá đơn khiếu nại, v.v.. [1]1.1.2. Đặc trưng của văn bảnÐặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tínhliên kết và tính mạch lạc. Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản. [2]a)- Tính hoàn chỉnh.Xét về mặt nội dung, một văn bản được xem là hoàn chỉnh khi đề tài và chủ đề của nóđược triển khai một cách đầy đủ, chính xác và mạch lạc. Nếu đề tài, chủ đề triển khai không đầyđủ, vượt quá giới hạn hay thiếu chính xác, mạch lạc thì văn bản sẽ vi phạm tính hoàn chỉnh.Xét về mặt cấu trúc, một văn bản được xem là hoàn chỉnh khi các phần, các đoạn, các câutrong từng đoạn được tổ chức, sắp xếp theo một trật tự hợp lí, thể hiện một cách đầy đủ, chínhxác, và mạch lạc nội dung của văn bản.Sự hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của văn bản còn chịu sự chi phối gián tiếp của phong cáchngôn ngữ văn bản. Tuỳ vào phong cách ngôn ngữ, cấu trúc của các văn bản thuộc phong cáchhành chánh phải tuân thủ khuôn mẫu rất nghiêm ngặt. Các văn bản thuộc phong cách khoa họccũng ít nhiều mang tính khuôn mẫu, thể hiện qua bố cục của các phần. Riêng văn bản thuộcphong cách nghệ thuật như thơ, truyện, ký thì thường có cấu trúc linh hoạt.b)- Tính liên kết.Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp độđơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần,các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt. Trên cơ sở đó, tính liênkết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.12Theo tài liệu “Tiếng Việt thực hành”Theo tài liệu “Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản”3LƯU HÀNH NỘI BỘ- Tính liên kết nội dung.Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ đề vàlô-gích). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức, triển khai hainhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọilà liên kết chủ đề và liên kết lô-gích).Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc tậptrung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các cấp độ đơnvị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận giữa các câu,các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có liên kết lô-gích khi nội dungmiêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn vớinhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểuđạt nào đó.- Liên kết hình thức.Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bảnxét trên bình diện ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá mối quan hệ về mặt nộidung giữa chúng.Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan hệgiữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối quan hệ nàymang tính chất trừu tượng, không tường minh. Do đó, trong quá trình tạo văn bản, người viết(người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hoá, xác lậpmối quan hệ đó. Toàn bộ các phương tiện ngôn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dunggiữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết. Mỗiphương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương tiện liên kết khácnhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặpngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, ...

Tài liệu được xem nhiều: