Danh mục

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 867.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều" trình bày các nội dung chính sau đây: Hiện tượng cảm ứng điện từ; Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng; Dòng điện xoay chiều; Tác dụng của dòng điện xoay chiều; Đồng thời cung cấp bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh, giúp các em nâng cao khả năng làm bài, và phát triển tư duy của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓATHẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪSĐT: 0989 476 642 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀUPHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ - Đưa nam châm ra xa hoặc lại gần một cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện một dòng điện được gọi là dòng điện cảm ứng. - Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên (tăng dần, giảm dần,…) thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên. Có một vài cách như sau: + Đưa nam châm lại gần cuộn dây. + Đưa nam châm ra xa cuộn dây. + Cho nam châm quay trong lòng ống dây hoặc ngược lại cho cuộn dây quay trong lòng nam châm. + Bật – tắt công tắc của nam châm điện đặt trước cuộn dây. 3. Dòng điện xoay chiều - Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi theo thời gian và chiều của dòng điện luân phiên thay đổi theo thời gian. Dòng điện cảm ứng là dòng điện xoay chiều. - Dòng điện sử dụng trong gia đình là dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế 220V và tần số 50 Hz - nghĩa là trong 1 giây dòng điện đổi chiều 100 lần. - Các nguồn điện như: pin, ac – quy chỉ cung cấp dòng điện một chiều. Page | 1 THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA4. Tác dụng của dòng điện xoay chiều a) Tác dụng nhiệt - Khi dòng điện chạy qua vật dẫn nó làm vật dẫn nóng lên, khi nóng lên đến nhiệt độ cao thì nó phát sáng (bóng đèn dây tóc, dây mayso của lò nướng điện,…) - Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có tác dụng nhiệt. b) Tác dụng phát sáng - Dòng điện chạy qua bóng đèn LED hoặc bóng đèn huỳnh quang thì làm cho bóng đèn phát sáng dù chưa nóng đến nhiệt độ cao. - Đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy theo chiều từ cực dương đến cực âm của nó. Vậy nên ta có thể sử dụng đèn LED để xác định tên cực (âm, dương) của nguồn điện. c) Tác dụng từ - Dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra từ trường. - Ứng dụng của tác dụng từ là nam châm điện. Có hai loại nam châm điện là nam châm điện một chiều và nam châm điện xoay chiều. - Nam châm điện xoay chiều tạo ra một từ trường biến thiên theo thời gian do dòng điện luân phiên đổi chiều. - Nam châm điện một chiều tạo ra một từ trường ổn định. d) Tác dụng sinh lí - Khi dòng điện chạy qua cơ thể người hoặc động vật nó gây ra hiện tượng co cơ, tê liệt thần kinh, ngưng tim và hô hấp. - Dòng điện có hiệu điện thế từ 40V trở lên và cường độ dòng điện từ 70 mA trở lên có thể gây nguy hiểm cho con người. (Nhưng trên thực tế, dòng điện từ 24V và 10 mA đã có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người) - Ứng dụng: châm cứu điện, máy khử rung tim, máy sốc điện,… e) Tác dụng hóa học - Dòng điện xoay chiều không có tác dụng hóa học. - Tác dụng hóa học chỉ có ở dòng điện một chiều. - Khi cho dòng điện một chiều chạy qua bể dung dịch CuSO4 thì đồng bị tách ra khỏi dung dịch và bám vào thỏi than cực âm. - Ứng dụng: mạ điện. Page | 2 THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓAPHẦN II. BÀI TẬPTRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Khi mạch điện bị đoản mạch (chập mạch) thì nhiệt độ trong dây dẫn tăng cao, gây nguy cơ hỏa hoạn. Cầu chì được mắc vào mạch điện để ngăn ngừa sự cố này. Cầu chì là ứng dụng của A. tác dụng từ. B. tác dụng nhiệt. C. tác dụng phát sáng. D. tác dụng hóa học. Câu 2. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó A. tăng dần. B. giảm dần. C. biến thiên. D. A, B, C đều đúng. Câu 3. Khi quay thanh nam châm xung quanh trục của cuộn dây dẫn như hình dưới thì A. kim điện kế dao động qua lại liên tục. B. trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. C. trong cuộn dây xuất hiện dòng điện một chiều. D. trong cuộn dây không xuất hi ...

Tài liệu được xem nhiều: