Thông tin tài liệu:
Trong cơ thể mọi quá trình biến đổi các chất không xảy ra riêng rẽ mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Mối quan hệ thể hiện cả trong quá trình biến đổi của một nhóm chất lẫn trong mối quan hệ của quá trình biến đổi các nhóm chất khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu môn Sinh: Chương 13. Mối liên quan giữa các quá trình trao đổi chất 213Chương 13 Mối liên quan giữa các quá trình trao đổi chất Trong cơ thể mọi quá trình biến đổi các chất không xảy ra riêngrẽ mà có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Mối quan hệ thể hiện cảtrong quá trình biến đổi của một nhóm chất lẫn trong mối quan hệ củaquá trình biến đổi các nhóm chất khác nhau. Trong cùng một nhóm chất mối quan hệ thể hiện qua quá trìnhđồng hóa và dị hóa. Mối quan hệ tương hỗ của sự đồng hóa và dị hóathể rhiện cả hai quá trình xảy ra đều có các chất trung gianchung. Ví dụ phosphoglyceric aldehyde vừa là sản phẩm trung giantrong quá trình phân giải (dị hóa) vừa là sản phẩm trung gian của quátrình tổng hợp (đồng hóa) saccharose. Giữa các nhóm chất mối quan hệ diễn ra phức tạp hơn, nhiềuhình thức hơn. Trước hết mối quan hệ được thể hiện qua các chấttrung gian. Một chất là sản phẩm phân giải của nhóm chất này lại lànguyên liệu để tổng hợp cho nhóm chất khác. Ví dụ Acetyl-CoA làsản phẩm của quá trình phân giải glucose đồng thời nó là nguyên liệuđể tổng hợp acid béo. Mối liên quan tương hỗ giữa các quá trình trao đổi saccharide,lipid, protein, nucleic acid có ý nghĩa quan trọng trong sự sống của sinhvật. Ví dụ việc chuyển hóa tinh bột thành đường sau đó tạo các chấtbéo trong những tháng mùa đông ở thực vật cũng như ở động vật, cóý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng chịu rét của chúng. Việcchuyển biến chất béo thành đường khi hạt nảy mầm sẽ đảm bảo thứcăn cho phôi. Trong quá trình họat động sống của cơ thể, saccharide là chất dựtrữ quan trọng; khi cơ thể cần sẽ phân giải thành phosphoglycericacid rồi thành pyruvic acid làm nguyên liệu cho sự tổng hợp aminoacid, acid béo và các chất khác. Chất béo dự trữ cũng có vai trò tươngtự, khi phân giải chất béo tạo nên acetyl-CoA để từ đó lại tổng hợpamino acid, saccharide… Khi trong cơ thể hết nguồn dự trữ saccharide và chất béo thì protein sẽ bị phân giải tạo ra các sản phẩm để từ đó có thể tổng hợp lipid, saccharide. 214 Quá trình chuyển hóa trên có vai trò quan trọng cả đối với sinhvật tự dưỡng lẫn sinh vật dị dưỡng. Ở sinh vật tự dưỡng nguồn chất hữu cơ sơ cấp do quang hợptạo ra là glucid, trước hết là glucose. Từ nguồn saccharide đó, nhờ sựchuyển hoá tương hỗ mới tạo ra được các chất hữu cơ mà cơ thểcần đến như lipid, protein, nucleic acid. Ở sinh vật dị dưỡng đã sử dụng những chất hữu cơ có sẵn trongthức ăn để tạo nên các chất đặc trưng cho cơ thể. Từ các chất protein,lipid… có trong thức ăn qua quá trình biến đổi sẽ kiến tạo nên nhữngchất đặc trưng cho cơ thể. Do thành phần thức ăn không thể có đầyđủ đối với nhu cầu của cơ thể cho nên trong quá trình đồng hóa việcchuyển hóa nhóm chất này thành chất hữu cơ khác rất cần thiết cho cơthể.13.1. Mối liên quan giữa quá trình trao đổi saccharide và traođổi lipid Hai quá trình trao đổi lipid và saccharide có mối quan hệ chặtchẽ với nhau. Saccharide dễ dàng biến đổi thành lipid và ngược lạithông qua các chất trung gian là AlPG, PDA và Acetyl-CoA Từ glucose qua quá trình đường phân sẽ tạo nên pyruvic acid.Từ Pyruvic acid bị oxy hóa sẽ tạo nên acetyl-CoA. Acetyl-CoA là nguyênliệu tổng hợp acid béo. Đồng thời trong quá trình đường phân còn tạo raAlPG, từ AlPG biến đổi thành glycero-P , từ đó tạo nên glycerin. Nhưvậy từ sản phẩm phân giải của saccharide đã tạo nên nguyên liệu cơbản để tổng hợp lipid là glycerin và acid béo. Ngược lại qua sự phân giải lipid sẽ tạo nên các chất trung gianlà acetyl-CoA, glycerin. Từ acetyl-CoA, qua chu trình ornithine sẽ tổnghợp trở lại saccharide. Từ glycerin tạo nên glycero-P và từ đó tổnghợp lại saccharide. Ở thực vật, vi khuẩn, nấm mốc, chu trình glyoxylic là con đườngnối trực tiếp quá trình trao đổi lipid với quá trình trao đổi saccharide.Qua chu trình này acid béo sau khi phân giải thành acetyl-CoA sẽ biếnđổi thành oxalo acetic acid, từ đó tổng hợp nên glucose. Ngược lại từglucose sẽ tạo acetyl-CoA và từ đó tổng hợp trở lại lipid. 215 Mối liên quan giữa sự trao đổi saccharide và trao đổi lipid Saccharide AlPG Pyruvic acidAcetyl-CoA Chu trình glyoxylic Glycero-P Glycerin Acetyl-CoA Acid béo Lipid 13.2. Mối liên quan giữa sự trao đổi saccharide và trao đổi protein Pyruvic acid là mắt xích chủ yếu nối liền quá trình trao đổi ...