Danh mục

Tài liệu một số giá trị cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam

Số trang: 143      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.46 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu một số giá trị cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam gồm các nội dung chính như Một số vấn đề chung về giá trị tôn giáo; Giá trị nhận thức của tôn giáo; Giá trị đạo đức của tôn giáo; Giá trị văn hóa của tôn giáo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu một số giá trị cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TÀI LIỆU MỘT SỐ GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (Thuộc Đề án Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo theo quyết định số 219-QĐ/TTg ngày 21 tháng 2 năm 2019) Hà Nội, năm 2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 5 Chuyên đề 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ CỦA TÔN GIÁO .. 5 1.1. Giá trị và hệ giá trị ...................................................................................... 5 1.2. Giá trị tôn giáo và hệ giá trị tôn giáo ........................................................ 17 1. 3. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giá trị tôn giáo ............. 27 Chuyên đề 2 GIÁ TRỊ NHẬN THỨC CỦA TÔN GIÁO .............................. 31 2.1. Giá trị nhận thức của Phật giáo ................................................................. 31 2.2. Giá trị nhận thức của Công giáo và Tin Lành ........................................... 47 2.3. Giá trị nhận thức của Islam giáo ............................................................... 59 2.4. Giá trị nhận thức của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo........................ 62 Chuyên đề 3 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA TÔN GIÁO ................................... 79 3.1. Giá trị đạo đức của Phật giáo .................................................................... 79 3.2. Giá trị đạo đức của Công giáo và Tin Lành .............................................. 83 3.3. Giá trị đạo đức của Islam giáo .................................................................. 90 3.4. Giá trị đạo đức của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo........................... 93 Chuyên đề 4 GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA TÔN GIÁO .................................. 105 4.1. Giá trị văn hóa của Phật giáo .................................................................. 105 4.2. Giá trị văn hóa của Công giáo và Tin Lành ............................................ 113 4.3. Giá trị văn hóa của Islam giáo ................................................................ 119 4.4. Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo ......................... 126 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 138 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo nhưng người Việt Nam đã tạo dựng cho mình một cộng đồng tương đối đoàn kết, vững mạnh đủ sức chiến đấu chống lại thiên tai, địch họa. Trong quá khứ cũng như hiện tại, tín ngưỡng, tôn giáo đã có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp đoàn kết các dân tộc, xây dựng và phát triển văn hóa, đạo đức, lối sống của người Việt. Tuy nhiên, trong mấy thập niên gần đây, xã hội Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như đạo đức xã hội xuống cấp; thói quen hưởng thụ vật chất; lối sống vô cảm; gia đình đổ vỡ; môi trường tự nhiên suy thoái,… Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết những thách thức và hướng tới một xã hội phát triển bền vững trở thành vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết. Các tôn giáo ở Việt Nam đã và đang cho thấy những giá trị cốt lõi có thể cung cấp một trong những giải pháp đó. Ở Việt Nam, trước năm 1986, tín ngưỡng, tôn giáo được coi là sự phản ánh hư ảo hiện thực, cản trở tiến bộ xã hội, gắn với mê tín dị đoan và do đó cần bị loại trừ. Nhưng sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đảng, Nhà nước và Chính phủ tiến hành đổi mới về kinh tế và sau đó là đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội,… Trong đó, đối với tôn giáo, những quan điểm mới mà khởi đầu là Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Nghị quyết này lần đầu tiên khẳng định: tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới,... Đồng thời, Nghị quyết 24-NQ/TW cũng đã định hướng công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo; nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu thừa nhận những chức năng, vị trí, vai trò v ...

Tài liệu được xem nhiều: