Danh mục

Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo nhận định chung thì đề sẽ ra 3 câu: 1. Phân tích một đặc điểm nào đó (ví d về luật hôn nhân, cải cách chính quyền địa phương) 2. Chứng minh một nhận định trong sách giáo khoa (ví dụ: tính giai cấp, tính pháp trị nhân trị, trưng phạt của luật nhà Lê) 3. Nhận đinh đung sai (vi du về hop đông doan mai dien mai, trieu le, ly nguyen...)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (3A) Theo nhận định chung thì đề sẽ ra 3 câu: 1. Phân tích một đặc điểm nào đó (ví d về luật hôn nhân, cải cách chính  quyền địa phương) 2. Chứng minh một nhận định trong sách giáo khoa (ví dụ: tính giai cấp,  tính pháp trị nhân trị, trưng phạt của luật nhà Lê) 3. Nhận đinh đung sai (vi du về hop đông doan mai dien mai, trieu le, ly  nguyen...) A. Phần sự ra đời của nhà nước và pháp luật (câu hỏi nhận định) 1. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống ngoại xâm là hai trong những nhân tố làm thúc đấy sự ra đời của nhà nước đầu tiên Nhận định: đúng Giải thích: Nước ta là nước nông nghiệp gốc, vị trí hết sức nhạy cảm, phía Bắc l à Trung Quốc, phía Nam là Chiêm Thành. Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, thì yêu cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng. Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh khỏi đối với các nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông. Công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết vô cùng lớn. Do vậy các tập đoàn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể thực hiện được những công việc này. Khi tập hợp lại như vậy, vai trò của nguời thủ lĩnh, người đứng đầu là rất quan trọng. Người thủ lĩnh, người đứng đầu trở thành người có quyền lực tối cao, có thể áp đặt ý chí của mình lên mọi người. Cộng thêm với sức mạnh tư tưởng từ tôn giáo, vị trí của vua ngày càng được nâng cao. Như vậy, sự xuất hiện của vua chính là sự xuất hiện của NN, vì sau khi nắm quyền lãnh đạo, vua sẽ toàn quyền tự mình đặt ra bộ máy giúp việc, bộ máy cai trị, từ đó hình thành nên bộ máy NN. 2. Công hữu về ruộng đất trong công xã nông thôn là nguyên nhân làm chậm sự xuất hiện của nhà nước Nhận định: đúng Giải thích: công hữu về ruộng đất, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, làm cho tư hữ về tư liệu sản xuất ít chặt chẽ, mẫu thuẫn ít xảy ra, do đó có xung đột nh ưng không gay gắt, không triệt để nên làm cho tư hữu và sự hình thành giai cấp đối kháng chậm phát triển, đó là hai nhân tố quan trọng để làm xuất hiện nhà nước. 3. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống chiến tranh không phải là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự ra đời của nhà nước. Nhận định: đúng Giải thích: Bản thân hai tác nhân tr ên không sản sinh ra nhà nước mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước vẫn thuộc về những nhân tố nội tại là sự phát triển kinh tế là xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình thành các giai cấp đối kháng về mặt lợi ích. B. Thời kỳ Bắc thuộc và nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê (câu hỏi nhận định) 1. Chính sách cai trị trong thời kỳ Bắc thuộc mang tính thâm hiểm Nhận định: đúng. Tăng cường chính sách cưỡng chế, đàn áp, bót lột và đồng hóa, ngu dân. Áp dụng chính sách quan lại thâm hiểm: dùng người Việt trị người Việt 2. Chính quyền Ngô – Đinh – Tiền Lê mang tính chất quân quản Nhận định: đúng Giải thích: Nhu cầu thiết yếu bảo vệ chính quyền và thống nhất các thế lực Tổ chức bộ máy nhà nước thực chất là tổ chức quân sự Hình thức nhà nước theo chính thể quân chủ tập quyền Pháp luật mang tính thiết quân luật: đầy những cấm đoán và bắt buộc, pháp luật mang tính tàn khốc. C. Phần nhà Lý Trần Hồ (câu hỏi nhận định) Định nghĩa tập quyền: Tập quyền là quyền lực tập trung vào Hoàng Đế. Hoàng Đế giữ các quyền  về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư pháp: quyền được xét xử, một khi Hoàng Đế xét xử thì bản án sẽ có giá  trị chung thẩm Hành pháp: Hoàng Đế không tự mình thực hiện quyền hành pháp mà thông  qua việc thành lập các cơ quan giúp việc và bổ nhiện các quan lại. Trực tiếp quản lý các chính sách về ruộng đất và tô thuế. Là tổng tư lệnh tối cao của quân đội. Lập pháp: Hoàng Đế đứng trên pháp luật, ban hành tuyệt đối các văn bản  pháp luật. 1. Thể chế quân chủ nhà Trần mang tính tập quyền cao hơn nhà Lý Nhận định: đúng Giải thích Hoàn cảnh ra đời của Nhà Trần khác hẳn nhà Lý. Nhà Lý được sự ủng hộ của dân chúng còn Nhà Trần thực chất là sự chiếm đoạt bằng những cuộc hôn nhân chính trị. Có thêm chức danh mới là Thái Thượng Hoàng, người có quyền lực cao hơn nhà vua.Tính chất quý tộc thân vương được tăng cường. Quan đại thần phải là người trong Hoàng tộc, còn nhà Lý thì các quan đại thần không nhất thiết phải có dòng máu Hoàng tộc. Chính sách kết hôn nội tộc nhằm bảo đảm tính thuần nhất của dòng họ. Rất ưu đãi cho các vương hầu quý tộc: phong cấp đất đai và nắm giữ những chức quyền quan trong triều đình hay các vị trí trọng yếu của quốc gia. Dùng chính sách hôn nhân để ràng buộc, lôi kéo các thổ quan vùng núi đứng về phía triều đình. Pháp luật của nhà Trần thì tàn khốc hơn nhà Lý nhằm bảo vệ vương quyền một cách tuyệt đối. Không có quan Tể tướng. 2. Tổ chức chính quyền địa phương thời nhà Trần mang tính vùng miền Nhận định: đúng Giải thích: Về tổ chức hành chính thì có sự phân biệt rõ ràng giữa miền xuôi và miền núi. Dười cấp Lộ ở miền xuôi là Phủ, miền núi là Châu. Bởi miền núi là những vùng biên giới nhạy cảm của Tổ quốc. Có sự linh hoạt trong chính sách quan lại ở địa phương: chính sách thổ quan ở miền núi để khai thác tính cục bộ vở miền núi và chính sách lưu quan ở miền xuôi để hạn chế tính cục bộ ở miền xuôi. C. Phần nhà Lê (Phần trọng tâm chương trình) I. Về nhà nước 1. Nho giáo ảnh hưởng như thế nào qua các triều đại.(ít ra) Nhà Lý Phật giáo là quốc giáo, ảnh hưởng rất sâu sắc đến bộ mặt đời sống xã hội.  Nho gi ...

Tài liệu được xem nhiều: