Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định vị trí địa lí nước ta? ● Vị trí địa lí: - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. - Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. - Hệ toạ độ địa lí:: + Điểm cực Bắc : 23023’ B...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆPĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 năm 2011 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÍ - 2011Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔCâu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định vị trí địa lí nước ta?● Vị trí địa lí:- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.- Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.- Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng.- Hệ toạ độ địa lí:: + Điểm cực Bắc : 23023’ B ( Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ) + Điểm cực Nam : 8034’ B ( Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ) + Điểm cực Tây : 102009 ’ Đ (Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ) + Điểm cực Đông : 109024’ Đ (Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà )Câu hỏi: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí nước ta về KT, văn hoá -XH và an ninh quốc phòng? Ý nghĩa kinh tế: Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không vớicác nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực vàtrên thế giới. Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.- Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt với các nước trong và ngoàikhu vực vốn đã rất năng động. Về văn hoá-xã hội: Chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng vàtrong khu vực. Về chính trị và quốc phòng: Có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.- Khó khăn: Đường biên giới dài nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng.Câu hỏi: Trình bày những đặc điểm chính của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và pháttriển lãnh thổ nước ta?- Thời gian: diển ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta.- Hoạt động địa chất xảy ra:vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mac ma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồilấp các bồn trũng lục địa.- Đặc điểm lãnh thổ:địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, địa hình phân bậc. Các cao nguyên badan và các đồng bằng phù sa được hình thành.- Khoáng sản được hình thành: dầu mỏ, khí tự nhiên, bô xít, than nâu.- Đặc điểm lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới tiếp tục được hoàn thiện, thiên nhiên ngày càng đa dạng và phong phúnhư ngày nay. Bài 6 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚICâu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu các đặc điểm địa hình nước ta ?● Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich.- Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60o/o diện tích , núi cao> 2000 m) chiếm 1 o/o DT● Cấu trúc địa hình khá đa dạng.- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.- Gồm 2 hướng chính: Hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.●Địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. - Xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ ở vùng hạ lưu sông.● Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Làm giảm diện tích rừng gây bóc mòn, tạo nên các dạng địa hình nhân tạo( đê điều, hồ.)Câu hỏi: Đặc điểm các khu vực địa hình miền núi của nước ta? (Đọc atlat trang 13,14) Vùng Đông Bắc Tây Bắc Tiêu chí Giới hạn Tả ngạn sông Hồng Từ sông Hồng đến sông Cả Hướng núi chính Vòng cung Tây Bắc-Đông Nam Độ cao Thấp, trung bình từ 500 đến 600 m. Địa hình cao nhất nước ta, cao nhất đỉnh Phan xi păng 3143 m. 2 Các dạng địa hình Núi thấp: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, Phía chính Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Tây là dãy Pu Sam Sao, Thung lũng sông Cầu, sông Thương, Pu Đen Đinh. sông Lục Nam Các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Thung lũng sông Đà, sông Mã. Trường sơn Bắc Trường sơn Nam Giới hạn Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã Từ dãy Bạch Mã đến cực Nam Trung ...