Tài liệu phát thanh tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Số trang: 53
Loại file: pdf
Dung lượng: 482.54 KB
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn "Tài liệu phát thanh tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng" được biên soạn với các nội dung chính sau: Một số nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành; Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu phát thanh tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ TƯ PHÁP TÀI LIỆU PHÁT THANH TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Kon Tum, tháng 6 năm 2022 TÀI LIỆU PHÁT THANH TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Phần 1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Câu 1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có phạm vi điều chỉnh như thế nào? Trả lời: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Câu 2. Thế nào là “tham nhũng”, “tài sản tham nhũng”, “nhũng nhiễu”, “vụ lợi” ? Trả lời: Theo khoản 1, 3, 6, 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì: - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. - Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. - Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. - Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Câu 3. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn nào là chủ thể của tham nhũng? Trả lời: Khoản 2, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: (1) Cán bộ, công chức, viên chức; (2) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; (3) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 1 (4) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; (5) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Câu 4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện gồm những hành vi nào? Trả lời: Khoản 9, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: (1) Tham ô tài sản. (2) Nhận hối lộ. (3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. (4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. (5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. (6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. (7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. (8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. (9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi. (10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi. (11) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. (12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Câu 5. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ được coi là tham nhũng khi nào? 2 Trả lời: Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ được coi là tham nhũng khi người đưa hối lộ, môi giới hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn đã đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ với mục đích để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoặc địa phương vì vụ lợi. Câu 6. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước gồm các cơ quan nào và hành vi nào là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước? Trả lời: Theo quy định tại khoản 10, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu phát thanh tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ TƯ PHÁP TÀI LIỆU PHÁT THANH TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Kon Tum, tháng 6 năm 2022 TÀI LIỆU PHÁT THANH TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Phần 1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Câu 1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có phạm vi điều chỉnh như thế nào? Trả lời: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Câu 2. Thế nào là “tham nhũng”, “tài sản tham nhũng”, “nhũng nhiễu”, “vụ lợi” ? Trả lời: Theo khoản 1, 3, 6, 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì: - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. - Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. - Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. - Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Câu 3. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn nào là chủ thể của tham nhũng? Trả lời: Khoản 2, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: (1) Cán bộ, công chức, viên chức; (2) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; (3) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 1 (4) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; (5) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Câu 4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện gồm những hành vi nào? Trả lời: Khoản 9, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: (1) Tham ô tài sản. (2) Nhận hối lộ. (3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. (4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. (5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. (6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. (7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. (8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. (9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi. (10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi. (11) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. (12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Câu 5. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ được coi là tham nhũng khi nào? 2 Trả lời: Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ được coi là tham nhũng khi người đưa hối lộ, môi giới hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn đã đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ với mục đích để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoặc địa phương vì vụ lợi. Câu 6. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước gồm các cơ quan nào và hành vi nào là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước? Trả lời: Theo quy định tại khoản 10, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu phát thanh phòng chống tham nhũng Pháp luật về phòng chống tham nhũng Công tác phòng chống tham nhũng Xử lý hành vi tham nhũng Luật phòng chống tham nhũng 2018Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Những điều cần biết về công tác phòng chống tham nhũng: Phần 2
66 trang 227 0 0 -
Kiến thức về phòng, chống tham nhũng: Phần 2
204 trang 184 0 0 -
Mẫu Đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng
3 trang 50 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng
6 trang 46 0 0 -
Bài giảng Pháp luật: Bài 7 - Pháp luật phòng, chống tham nhũng
34 trang 41 0 0 -
Ebook Đoàn kết vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới: Phần 1
476 trang 39 0 0 -
122 trang 37 0 0
-
Những điều cần biết về công tác phòng chống tham nhũng: Phần 1
116 trang 35 0 0 -
Biểu mẫu: Tổng hợp kết quả về công tác phòng, chống tham nhũng (Biểu số: 01/PCTN)
7 trang 34 0 0 -
Giáo trình Pháp luật - Trường Cao đẳng nghề số 21
104 trang 33 0 0