Tài liệu trình bày về các khái niệm và thực trạng bạo hành trẻ em, xâm hại trẻ em, cách nhận biết, các thụ đoạn, nguyên nhân, hậu quả, quy định của pháp luật về bạo hành và xâm hại trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Vĩnh Long Tài liệu tập huấn Phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em. Vĩnh Long, 5-2017 1 Mục lục BẠO HÀNH TRẺ EM .......................................................................................................... 3 1. Khái niệm bạo hành và bạo hành trẻ em ..................................................................... 3 2. Các hình thức bạo hành .............................................................................................. 3 3. Nguyên nhân ............................................................................................................... 4 4. Hệ quả ......................................................................................................................... 5 5. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bạo hành ........................................................................ 5 6. Một số thực hành giúp các em bảo vệ mình ............................................................... 6 7. Các biện pháp hỗ trợ cho nạn nhân. ........................................................................... 7 8. Một số qui định của pháp luật ...................................................................................... 8 XÂM HẠI TRẺ EM ............................................................................................................ 10 1. Khái niệm ................................................................................................................... 10 2. Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em ......................................................................... 10 3. Các dấu hiệu nhận biết .............................................................................................. 11 4. Thủ đoạn phổ biến của kẻ XHTD trẻ em ................................................................... 11 5. Hậu quả của XHTD trẻ em ........................................................................................ 12 6. Kỹ năng nhận diện nguy cơ ....................................................................................... 13 7. Kỹ năng phòng tránh XHTD ....................................................................................... 14 8. Làm thế nào để bảo vệ trẻ em ................................................................................... 15 9. Pháp luật đối với các hành vi XHTD trẻ em ............................................................... 16 10. Kế hoạch hành động để bảo vệ trẻ em. ................................................................. 17 2 BẠO HÀNH TRẺ EM 1. Khái niệm bạo hành và bạo hành trẻ em 1.1 Bạo hành Khái niệm bạo hành chỉ hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người một người hay nhóm người. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục để thỏa mãn hoặc muốn khẳng định vị trí của một người / nhóm người nào đó. Khái niệm bạo hành không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự. 1.2 Bạo hành trẻ em Theo Luật trẻ em 2016: Trẻ em: là người dưới 16 tuổi. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. 2. Các hình thức bạo hành Có thể chia bạo hành trẻ em trong gia đình thành một số hình thức bạo hành như sau: 2.1 Bạo hành thể xác Những hành vi như đá, đấm, tát, dùng vật cứng sát thương, tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em 2.2 Bạo hành tinh thần Trong gia đình: trẻ bị ông bà cha mẹ chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện với trẻ trong thời gian dài. Bên ngoài: những người lớn thân quen với trẻ có các hành vi lời nói đe doạ làm trẻ sợ, hoảng loạn. 2.3 Bạo hành xã hội Gia đình hoặc người thân ngăn không cho trẻ tiếp xúc với họ hàng, bạn bè nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. 2.4 Bạo hành tình dục Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan thân thiết với trẻ ... . Đây là trường hợp bạo hành cực kỳ nghiêm trọng, để lại nhiều hậu quả rất thương tâm. 3 Bạo hành đối với trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng và các dấu hiệu để phát hiện thường khó khăn hơn ở người lớn. Chỉ thấy một dấu hiệu vẫn chưa đủ để nói rằng có bạo hành. Nhưng cần nghiêm túc nghĩ đến có bạo hành nếu dấu hiệu này có khuynh hướng lập đi lập lại, hoặc có nhiều dấu hiệu xảy ra cùng lúc. 3. Nguyên nhân 3.1 Về phía người lớn - Quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người - Quan niệm xã hội: Người lớn cho mình “đương nhiên có quyền hơn trẻ”, “đương nhiên là người lớn đúng” - Thái độ “khô ...