Danh mục

Tài liệu tham khảo: Ca Dao và Lịch Sử

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 977.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ca dao, tục ngữ là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiều thời đại, từ thời xưa và đến cả thời nay. Ca dao, tục ngữ phản ảnh tâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô. Tuy là ngôn ngữ dân gian, nhưng ca dao, tục ngữ không phải là tiếng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Ca Dao và Lịch SửCa Dao và Lịch Sử Ca dao, tục ngữ là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiều thời đại, từ thờixưa và đến cả thời nay. Ca dao, tục ngữ phản ảnh tâm tư, tình cảm của người dântrong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô.Tuy là ngôn ngữ dân gian, nhưng ca dao, tục ngữ không phải là tiếng nói bìnhthường mà là ngôn ngữ có vần điệu, ngắn gọn và vì ngắn gọn, có vần điệu nên dễphổ biến rộng rãi trong quần chúng. Từ trước, người ta thường có quan niệm rằng ca dao, tục ngữ là văn chươngbình dân, phát xuất từ nông thôn, thật sự ca dao tục ngữ là tiếng nói của nhiều tầnglớp dân chúng, và có lẽ phần lớn tác giả là những kẻ sĩ, cư ngụ ở khắp nơi, từ thànhthị đến nông thôn. Ca dao, tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều mặt sinh hoạtcủa quần chúng Việt Nam, nhất là về mặt tình cảm, nên trong ca dao rất phong phúkhúc hát trữ tình. Ngoài ra, đặc biệt ca dao, tục ngữ còn biểu lộ những nhận địnhcủa dân chúng đối với những hành vi tốt, xấu của con người trong xã hội khi giaotiếp với nhau, hay bình luận, phê phán giới lãnh đạo trong chính quyền hiện tại,hoặc trong quá khứ, tức là những nhân vật lịch sử và các biến cố liên quan đến vậnmệnh dân tộc và đất nước. Trường hợp này, ca dao, tục ngữ có thể xem là một hình thức ngôn luận củaquần chúng ở thời đại xưa, khi xã hội chưa phát triển, chưa có điều kiện phổ biếndư luận của người dân như là báo chí hoặc các hình thức thông tin trong thời đạimới, mặc dù từ trước đã có thư tịch nhưng chỉ là để chuyển tải văn chương, sử liệu,mô phạm (thánh mô hiền phạm) v...v... Bài viết này chỉ đề cập đến phần ca dao, tục ngữ có liên hệ với các vấn đề lịchsử Việt Nam. Nho giáo từ Trung Quốc truyền sang đất Việt, qua giới nho sĩ, từ trước thườngcó quan niệm trọng nam khinh nữ (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô). Nhưng đốivới người dân Việt thì không có quan niệm kỳ thị đó, nhất là đối với hạng anh thưnữ kiệt. Muốn coi lên núi mà coi Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng Rõ ràng câu ca dao này đã ca ngợi công đức chống ngoại xâm của Triệu NữVương (tức là Triệu Thị Trinh - mà sử Tàu miệt thị gọi là Triệu Ẩu : Bà vú Triệu).Sau cuộc nổi dậy chống Tô Định của Hai Bà Trưng bị thất bại, Bà Triệu noi gươnganh dũng đó đã phất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Ngô. Khi Bà đánh giặc, mặcáo giáp vàng cỡi voi xông vào quân địch như vào chỗ không người, xưng danhhiệu là Nhụy Kiều tướng quân. Sau một thời gian dài bị lệ thuộc Trung Hoa, Việt Nam giành được độc lập vàNgô Quyền thiết lập một vương triều tự chủ, sau hơn 10 thế kỷ chịu nhục củangười dân dưới ách đô hộ. Nhưng cuối đời nhà Ngô, vì thế lực suy yếu, nên đã có12 sứ quân nổi dậy, đánh lẫn nhau, làm cho dân tình khổ sở. Các sứ quân đó, tronghơn 20 năm, vẫn xưng hùng xưng bá, không ai chịu phục ai. Kết cuộc, họ phảikhuất phục dưới tay Vạn Thắng Vương Đnh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng sánglập ra vương triều nhà Đinh. Phán xét sự tranh giành quyền lực của các sứ quân vàcuộc chiến thắng của Đinh Bộ Lĩnh, dân gian đã tóm gọn trong câu ca dao : Ở đời muôn sự của chung Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi Thật vậy, ở đời muôn sự của chung, nhưng của chung đó không phải là ai cũngcó thể chiếm hữu dễ dàng. Phải có tài năng hay mưu lược quyền biến. Ngôi vua cuối cùng của nhà Lý thuộc về Lý Chiêu Hoàng, tức là Chiêu Thánhcông chúa, con vua Lý Huệ Tôn, mới lên 7 tuổi. Quyền hành lúc đó ở trong tayTrần Thủ Độ. Và Thủ Độ đã làm chủ hôn cho cháu là Trần Cảnh lấy Chiêu Hoàng,để chuyển vương quyền qua nhà Trần. Quần chúng có lòng lưu luyến nhà Lý đã tỏlòng công phẫn và mỉa mai trong câu ca truyền khẩu : Trống chùa ai đánh thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêngDưới đời vua Trần Anh Tông, vì lý do chính trị, đã gả em gái là Huyền Trân côngchúa cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý (tức Địa Lý và BốChính), sau đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu. Người Việt vẫn có tinh thần kỳthị chủng tộc, cho người Chiêm là giống man di, lên tiếng phản đối việc làm nàycủa triều đình nhà Trần Tiếc thay cây quế giữa rừng Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo Quần chúng còn tiếc thương cho thân phận một vị công chúa, lá ngọc cành vàng,phải lấy chồng man rợ ở phương xa, qua ca khúc Nam Bình , vẫn lưu truyền ở cốđô Huế : Nước non ngàn dặm ra đi.... Về sau, Chế Mân chết, vua Trần sai Trần Khắc Chung sang Chiêm tìm cách đưaHuyền Trân về nước để khỏi bị hỏa thiêu theo chồng (theo tục lệ Chiêm). Dư luậnquần chúng có vẻ khắc nghiệt khi nghi ngờ về tình cảm của Trần Khắc Chung đốivới công chúa Huyền Trân trên chặng đường thủy dài ngày đưa công chúa về nước.Người ta xót xa thân phận Huyền Trân, một lần nữa, qua tay Trần Khắc Chung. Tiếc thay hột gạo trắng ngần Đem vò nước đục lại vần lửa rơm Nhưng đó chỉ là chuyện đồn đại trong dân gian, không có bằng chứng gì xácthực. Khi Lê Lợi d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: