Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướng họa, mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giả Nhớ rừng trong bộ mặt ...chúa sơn lâm! Nghĩa là mặt một con hổ chính cống. Mà cũng phải! Không có cái con - hổ - nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ! Vả, cái gã thi sĩ có công “dựng thành nền Thơ mới ở xứ này” cũng đáng được xem là một chúa sơn lâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Nhớ rừng và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ “Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướnghọa, mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặttác giả Nhớ rừng trong bộ mặt ...chúa sơn lâm! Nghĩa là mặt một con hổ chính cống.Mà cũng phải! Không có cái con - hổ - nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ! Vả, cáigã thi sĩ có công “dựng thành nền Thơ mới ở xứ này” cũng đáng được xem là mộtchúa sơn lâm chứ sao! Ngang cơ quá còn gì! Tất nhiên, họ không giao đấu, mà chỉgiao nhau. Giao trong từng nét một để cùng làm nên một chân dung kép. Thế Lữ - Hổhay là Hổ - Thế Lữ thì cũng vậy! “Thực” đến thế thì đạt mức “siêu” còn gì! Quái lạthay là lòng tri kỷ! Quái lạ thay là nghệ thuật tạo hình! Tôi vừa nói đến nghệ thuật tạo hình - cái ngành nghệ thuật mà trước khi thànhthi sĩ, Thế Lữ đã từng dấn thân vào, tuy nửa vời. Dầu vậy, cái máu hội họa, cái vốnhội họa vẫn đủ cho ông có được một “gu” tạo hình khi cầm ngọn bút thi nhân. Thế Lữđã làm thơ bằng hồn thơ đậm tính hội họa. Nhớ rừng là thi phẩm rất tiêu biểu. Có thểsánh thế này: nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ con Hổ - Thế Lữ bằng hội họa đơn thuần, thìThế Lữ đã vẽ con Hổ - nhớ rừng bằng hội họa của... thơ. Trong nét bút Thế Lữ, ngườita không chỉ thấy họa pháp của một họa sĩ từng theo học Mỹ thuật Đông Dương, màtrùm lên tất cả là một thi pháp nghiêng về tạo hình của thi phái Lãng mạn. Vì thế mà,Nhớ rừng vừa là một “khúc trường ca dữ dội” thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơnlâm, vừa là một họa phẩm hoành tráng từng bước làm nổi hằn lên trên mặt bằng củacâu chữ hình tượng vị “chúa tể cả muôn loài”. ** * Nhiều người đã nói đến nội dung xã hội của bài thơ. Thậm chí đã có lúc ngườita cho rằng nội dung yêu nước mới là đích thực và đáng kể nhất của Nhớ rừng. Hướnglĩnh hội ấy càng ngày càng bộc lộ sự ấu trĩ của nó. Nội dung kia, nếu có, phải ẩn chìmở bề sau. Tâm trạng của chúa sơn lâm là một bi kịch. Không chỉ của một con hổ.Không chỉ của riêng Thơ mới. Mà trước hết và trên hết là bi kịch của cái tôi lãng mạn.Bởi nó bắt nguồn từ một trạng thái tâm lý rất đặc trưng của những cái tôi lãng mạn: dobất hòa với thực tại mà thoát ly vào thế giới bên trong của chính mình, cố tìm kiếmmột thực tại khác để thay thế thực tại bên ngoài. Mộng tưởng là đời sống của nhữngcái tôi lãng mạn. Cái tôi này tìm vào thực tại hồi tưởng, cái tôi kia tìm vào thực tạihuyễn tưởng, cái tôi khác lại tìm vào thực tại viễn tưởng... Kẻ tìm vào hồi tưởng, thựcchất, đã đối lập hiện tại với quá khứ. Với nó, quá khứ mới vàng son, mới là thời hoàngkim, thời oanh liệt. Chỉ trong quá khứ ấy, nó mới thấy hạnh phúc, thấy hài hòa. Màthời đó thì vĩnh viễn mất rồi, chìm vào dĩ vãng rồi. Chỉ có thể sống lại trong hồi tưởngthôi. Vì thế, nó dùng hồi tưởng để hồi hiện quá khứ, phục chế quá khứ và tô điểmthêm cho quá khứ. Hoài cổ (có thời người ta coi là thoát ly vào quá khứ) là một đờisống tinh thần của cái tôi lãng mạn ấy, về sau trở thành một cảm hứng phổ biến củavăn học lãng mạn, cũng là vì thế. Riêng ở Việt Nam, lại có thêm một lý do nữa khiến mối bất hòa cố hữu kiatrầm trọng và gay gắt hơn: tình trạng thuộc địa của thực tại. Do thế, bất hòa với thựctại trước tiên là phản ứng thẩm mỹ của cái tôi lãng mạn, sau nữa là phản ứng chính trịcủa lòng yêu nước. Lớp nghĩa thứ hai đến sau và ở bề sau, là như vậy. Thế Lữ đã kýthác những điều đó vào vị chúa sơn lâm này. Con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườnbách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu”, vẫn “đương theo giấc mộngngàn to lớn” chính là hiện thân của bi kịch ấy. Đối với nó, thực tại là cũi sắt, là vườnbách thú nhỏ mọn, tầm thường, giả dối, vô vị, vô tích sự. Còn rừng là thời vàng son,thuở hoàng kim trong hồi tưởng. Nhớ rừng là nhớ một thế giới cao cả, nhớ chốnthiêng liêng, nhớ cõi tự do. Rừng là thời oanh liệt, thời làm chủ nhân ông của đạingàn. Toàn bộ ý nghĩa cuộc đời mình là ở nơi rừng. Đánh mất rừng cũng là đánh mấtmình. Hằng ngày cứ thấy mình bị tầm thường hóa đi mà bất lực! Khao khát rừng làkhao khát được là mình! Đó chẳng phải cũng là khao khát của một cái tôi đòi giảiphóng đó ư? Bởi đây là chúa sơn lâm, nên logic là nhất nhất mọi cái phải ở tầm “chúatể cả muôn loài”. Nghĩa là đều phải siêu phàm, kỳ vĩ, chế ngự, bao trùm. Nhưng đằngsau những cái riêng thuộc về tập tính loài hùm thiêng, ta đều thấy cái chung với conngười. Cái lý của việc tìm đến hình tượng con hổ này của Thế Lữ là ở đó. Nhưng cảm xúc mà cái tôi - hổ này đang mang nặng, thực chất, là gì vậy ? Tôiđã có lần viết : Thơ mới là một điệu sầu mênh mông, mà nếu đem phân chất ra thì sẽthấy trong đó ba mối sầu đậm nhất : sầu nhân thế, sầu thời thế, sầu thân thế. Ba mốisầu này đan quyện, chuyển hóa sang nhau cất lên mà thành Thơ mới. Nhớ rừngnghiê ...