Danh mục

Tài liệu: Thơ Đường

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ðời Tống, Nghiêm Vũ, tác giả sách Thương Lan thi thoại, chia thơ Ðường làm năm thể là: Ðường sơ thể, Ðại lịch thể , Nguyên hòa thể và Vãn Ðường thể .Ðời Minh , Cao Bỉnh, tác giả sách Ðường thi phẩm vận ,sửa đổi đôi chút cách phân định của họ Nghiêm, chia thơ Ðường làm bốn giai đoạnlà : Sơ Ðường, Thịnh Ðường , Trung Ðường và Vãn Ðường( Lục Khản Như và Phùng Nguyên Quân chia toàn bộ Ðường Thi làm hai thời đại lớn : từ Sơ Dường đến thời Thiên Bảo gọi là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Thơ Đường Thơ Đường I.Quá trình phát triển của thơ Ðường Ðời Tống, Nghiêm Vũ, tác giả sách Thương Lan thi thoại, chia thơ Ðường làmnăm thể là: Ðường sơ thể, Ðại lịch thể , Nguyên hòa thể và Vãn Ðường thể . Ðời Minh , Cao Bỉnh, tác giả sách Ðường thi phẩm vận ,sửa đổi đôi chút cáchphân định của họ Nghiêm, chia thơ Ðường làm bốn giai đoạnlà : Sơ Ðường, ThịnhÐường , Trung Ðường và Vãn Ðường ( Lục Khản Như và Phùng Nguyên Quân chia toàn bộ Ðường Thi làm hai thờiđại lớn : từ Sơ Dường đến thời Thiên Bảo gọi là thời đại Lý Bạch , từ sau thời ThiênBảo đến thời Vãn Ðường gọi là thời đại Ðỗ Phủ . ( Trung Quốc thi sử, quyển Trung,Cổ văn thư lục, Hongkong, tái bản 1964 ). Tô Thuyết Lâm tái dụng ý kiến của Hồ Thích, tác giả sách Bạch thoại văn họcsử , chia thơ Ðường làm năm thời kì : 1) Thời kì kế thừa tác phong cổ điển của các đời Tề ,Lương ; 2) Thời kì long thịnh của văn học lãng mạn . 3) Thời kì đản sinh của văn học tả thực; 4) Thời kì phát đạt của văn học duy mỹ; 5) Thời kì suy đồi của thơ Ðường . ) Các luận giả đời sau phần nhiều đều theo cách phân chia của họ Cao, chỉ có ýkiến khác về niên đại cho từng thời kì . ( Cao Bính xếp Liễu Tông Nguyên, Hàn Dũ, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị , LýHạ, Lư Ðồng , Mạnh Giao, Giả Ðảo vào thời Vãn Ðường . Hậu nhân thì xếp các nhàthơ này vào thời Trung Ðường ) Sơ Ðường bao quát thời gian từ năm đầu niên hiệu Vũ Ðức, đời Ðường Cao Tổ(618) đến năm đầu niên hiệu Khai Nguyên , đời Ðường Huyền Tông (713) , gần mộttrăm năm . Thơ Ðường bắt đầu phát triển ; hình thức và nội dung dần dần dần hìnhthành và sung thực . Cái di phong thời Lục triều tuy còn vương sót , nhưng rồi lần lầnphai lạt, nhường chổ cho một phong khí mới, sẽ tạo nên sự hưng thịnh của thời ThịnhÐường . Thịnh Ðường bao quát thời gian từ năm đầu niên hiệu Khai Nguyên (713) đếnnăm đầu niên hiệu Ðại Lịch, đời Ðường Ðại Tông ( 766) chừng năm chục năm . Tìnhtự cuồng liệt , ý cảnh bao la, thể chế thuần thục , nghệ thuật kì diệu . Thơ Ðường đạtđến cực điểm xán lạn huy hoàng. Trung Ðường bao quát thời gian từ năm đầu niên hiệu Ðại Lịch (766) đến nămthứ 9 niên hiệu Thái Hòa, đời Ðường Văn Tông (835), chừng 70 năm . Ðó là thời kìchuyển biến của thơ Ðường . Với thể chế hoàn toàn thành tựu , nội dung và kỹ xảođược chú trọng nhiều hơn cho được thêm thâm khắc, tinh tiến . Vãn Ðường bao quát thời gian từ năm đầu Khai Thành, đời Ðường Văn Tông (836 ) đến năm thứ 2 niên hiệu Thiên Hựu , đời Ðường Chiêu Tuyên Ðế ( 905) chừng70 năm . Thơ Ðường kết thúc ở đây . Một thể tài văn học khác được sáng chế trongthời trước, nay được lưu ý, tôn trọng hơn, để rồi sẽ phát đạt , hưng thịnh trong thời đạisau : đó tà từ . 1.Thời Sơ Ðường ( 618 – 713 ) Trong gần một trăm năm của thời kỳ này . Trung Quốc sống trong cảnh tháibình , an lạc . Có một vài cuộc rối loạn do sự chấp chính của nữ nhân ( Vũ hậu , Vihậu , Thái Bình công chúa ), Nhưng những vụ biến động này chỉ giới hạn trong chốncung đình hay ở một vài địa phương và cũng chóng bình định . Vì vậy thơ làm trongthời kì này phần nhiều là những bài ca tụng cảnh đất nước thanh bình , tán dươngthịnh đức của triều đại , có văn từ hoa mỹ diễm lệ, thừa tập di phong của thời LụcTriều . Phong khí này lan tràn cả trong những tác phẩm ngoài loại ứng chế . Mãi đếnTrần Tử Ngang , mới mở đầu một phong trào chống đối , gọi là Phản động phái . Ðầu thời Sơ Ðường , phát khởi hai khuynh hướng thi ca , mà rồi đây ta sẽ thấybành trướng mạnh trong thời Thịnh Ðường : Biên tái và Ðiền viên . Biên tái là loại thơtả cănh sắc biên thùy và tâm tình của người lính thú . Những bài đầu tiên thuộc loạinày như Tòng Quân Hành của Ngu Thế Nam . Thuật Hoài của Ngụy Trung , đều khơinguồn cảm hứng từ những cuộc chinh chiến vào khoảngcuối đời Tùy . Ðiền viên làloại thơ tả cuọc sống nông thôn đạm bạc , chất phác cùng những lạc thú thiên nhiêncủa nhàn nhân dật sĩ . Thủy tổ của loại thơ này là Ðào Uyên Minh đời Tấn , Thời SơÐường , Vương Tích nối gót họ Ðào , làm ra nhiều bài như Quá Tửu gia , Dã vọng …có lời chân phác tự nhiên , không điêu trác hoa mỹ . Nổi trội nhất trong số những nhà thơ diễm thể của thời kỳ này là Sơ Ðường tứkiệt : Vương Bột , Dương Quýnh , Lư Chiếu Lân và Lạc tân Vương .Thơ của các nhànày tuy đã sát với sinh hoạt thực tế , nhưng vẫn còn có vẽ phù diễm , Ðỗ Phủ nhậnđịnh : Vương Dương Lư Lạc đương thời thể , Khinh bạc văn chương thẩn vị hưu . Nhĩ tào thân dữ danh câu diệt , Bất phế giang hà vạn cổ lưu ( Hý vi lục tuyệ t cú) (Vương , Dương , Dư , Lạc thể đương thời , Văn chương khinh bạc cười không ngơi . Các người thân với danh đều mất ; Còn mãi , giang hà muôn thửa trôi .) Sau Tứ Kiệt , hai nhà thơ có uy quyền trên thi đàn là Thẩm Thuyên Kỳ và TốngChi Vấn “ Từ thời Kiến Anh đời Ngụy cho đến thời Giang Tả (Ðông Tấn ) , luật thơbiến thiên nhiều lần , Thẩm Ước , Dữu Tín dùng âm vận phụ thêm , làmcho đối ngẫutinh mật . Ðến Thẫm Thuyên Kỳ , Tống Chi Vân , thơ càng mỹ lệ , tránh các thanhbệnh , đặt câu , làm bài như cẩm tú thành văn . Học giả suy tôn , gọi là Thẩm Tống .”(Ðường thư văn nghệ truyện ). Hai nhà này được coi là có công đầu trong việc hoànthành thể luật thi . “ Thơ ngũ ngôn đến Thẩm Tống , mới có thể gọi là luật .” ( VươngThế Trinh ). Cùng nổi tiếng đương thời là văn chương tứ hữu ( bốn bạn văn chương ): Tô VịÐạo , Lý Kiều , Thôi Dung và Ðỗ Thẩm Ngôn . Lý Kiều được Ðường Huyền Tôngkhen là “ Chân tài tử “, nổi danh với Tô Vị Ðạo ; người đời xưng là Tô Lý , liên tưởngđến cặp Tô Vũ , Lý Lăng đời Hán . Ðỗ Thẩm Ngôn là tổ phụ của Ðỗ Phủ ; tính tình vàtác phẩm đều có ảnh hưởng đến vị thi thánh sau này . Rồi đến Ngô trung tứ sĩ ( bốnngười học trò đ ...

Tài liệu được xem nhiều: