Danh mục

Tài liệu: Trần Thái Tông

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.53 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử ViệtNam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm. Vua còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đất nước thêm yên ổn. Khi trưởng thành, tự có thể cai quản tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào Thái sư. Tuy vậy chuyện gia đình, phòng the lại có nhiều điều hổ thẹn, gây nên nhiều điều tiếng cho thế hệ sau. Thân thế Ông nguyên tên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Trần Thái Tông Trần Thái Tông Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sửViệtNam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm. Vua còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đấtnước thêm yên ổn. Khi trưởng thành, tự có thể cai quản tốt mà không phụ thuộc quánhiều vào Thái sư. Tuy vậy chuyện gia đình, phòng the lại có nhiều điều hổ thẹn, gâynên nhiều điều tiếng cho thế hệ sau. Thân thế Ông nguyên tên thật là Trần Bồ , sau đổi thành Trần Cảnh , là con thứ của TrầnThừa, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10tháng 7 năm 1218). Ông được chép là mũi cao, mặt rộng, giống như Hán Cao Tổ. Khimới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý. Lên ngôi Hoàng đế Đại Việt Khi ông sinh ra, họ Trần đã nắm quyền thao túng triều chính nhà Lý. Vì có chúhọ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên ông được vào hầu trong cung. LýChiêu Hoàng, nữ hoàng nhỏ tuổi của nhà Lý thấy ông thì rất ưa. Do sự sắp đặt của người chú họ là Trần Thủ Độ - quyền thần đương thời - ônglấy nữ hoàng đầu tiên và là vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng khi mới lên7 tuổi. Khi đó Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý. Cha của Trần Cảnhlà Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý như Trần Thủ Độ (từng làm Nội thịkhán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý). Cuối năm 1225, Trần Thủ Độ ép nữ hoàng nhà Lý mới lên 7 tuổi nhường ngôicho ông. Ông trở thành Hoàng đế Đại Việt, lập ra triều đại nhà Trần. Trần Thừa trởthành Thái thượng hoàng, cùng Trần Thủ Độ chấp chính giúp vua trị nước. Cai trị Sự chấp chính của Thái sư Trần Thủ Độ Bài chi tiết: Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ, sau khi Thái thượng hoàng Trần Thừa mất, trở thành người nhiếpchính cho Thái Tông đến khi ông trưởng thành. Thủ Độ được chép là tuy không cóhọc vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. TháiTông lấy được lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhànước dựa cậy, quyền át cả vua. Tuy vậy, Thái sư cho đến khi Thái Tông trưởng thành, tự mình cai quản đấtnước đều không tâm niệm cướp ngôi, mà trở thành cánh tay đắc lực nhất của TháiTông. Bất ổn trong gia đình Chiêu Thánh hoàng hậu có thai sinh ra một hoàng nam vào năm 1233, đặt tênlà Trịnh, nhưng không may lại chết yểu. Hoàng hậu từ đó không sinh nở nữa. Thái sư Trần Thủ Độ bèn bàn với Thiên Cực công chúa, lập một người khác đểcó con nối dõi. Năm 1237, phế Chiêu Thánh xuống làm Công chúa và lấy ThuậnThiên phu nhân, vợ của anh trai vua là An Sinh vương Trần Liễu, đương có thai 3tháng, lập làm Hoàng hậu Thuận Thiên. Vì thế, Trần Liễu đem quân bản bộ ra sông Cái làm loạn. Điều này làm cho vuaTrần Thái Tông khó xử và ông đã bỏ kinh đô lên núi Yên Tử. Trần Thủ Độ phải đíchthân lên núi mời, cộng với lời khuyên của sư Phù Vân, ông mới quay lại kinh đô. Haituần sau, Trần Liễu thế cô, không đối địch được, mới đi thuyền độc mộc giả làmngười đánh cá, đến chỗ vua xin hàng. Trần Thủ Độ định chém Trần Liễu, nhưng vuaTrần Thái Tông đã lấy thân mình che đỡ cho Liễu nên Thủ Độ không làm gì được.Sau đó lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang cho Liễu làmấp thang mộc. Vì tên đất được phong, mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (AnSinh Vương). Tuy nhiên, Trần Liễu vẫn ôm hận trong lòng và trước khi mất (1251) có dặn lạicon trai là Trần Quốc Tuấn phải tìm cách đoạt lấy ngai vàng (Con không vì cha lấyđược thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được). Trần QuốcTuấn đã nhận lời cha, nhưng sau này ông đã không thực hiện lời trối trăng này. Vi hành qua nước Tống Lúc này, Thái Tông đã trưởng thành, tự mình có thể đảm đương việc đất nước.Năm 1241, ông thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nướcTống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm. Vào địa phận nước Tống, tựxưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng,Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là ai, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là Hoàng đếĐại Việt, mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, ông sai nhổlấy vài chục cái neo đem về, rồi ung dung đi tiếp đường cũ mà không sợ hãi lúng túng. Triệu Nguyễn Hiền giải nạn cho nước Bài chi tiết: Nguyễn Hiền Nguyễn Hiền là trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong nền khoa bảng ViệtNam. Ôngmồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A.Năm 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là “thần đồng”, đã đỗ trạngnguyên tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua TrầnThái Tông. Nhưng Thái Tông cho là Hiền còn qu ...

Tài liệu được xem nhiều: