Danh mục

TÀI LIỆU UNG THƯ DẠ DÀY (PHẦN 1)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hoá. Đó là một cơ quan cấu tạo bằng cơ và giống như một cái túi, nằm ở khoảng giữa đoạn cuối của thực quản và đoạn đầu của ruột non. Khi thức ăn được nuốt vào, chúng đi qua thực quản và vào dạ dày. Thành dạ dày có 4 lớp. Lớp trong cùng (mucosa) chứa các tuyến dịch. Các tuyến dịch tạo ra hóa chất (enzyme và acid) cho dạ dày để nghiền nát thức ăn để khi ra khỏi dạ dày thức ăn đã chuyển thành dạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU UNG THƯ DẠ DÀY (PHẦN 1) UNG THƯ DẠ DÀY – PHẦN 1 DẠ DẦY Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hoá. Đó là một cơ quan cấu tạo bằng cơ và giống như một cái túi, nằm ở khoảng giữa đoạn cuối của thực quản và đoạn đầu của ruột non. Khi thức ăn được nuốt vào, chúng đi qua thực quản và vào dạ dày. Thành dạ dày có 4 lớp. Lớp trong cùng (mucosa) chứa các tuyến dịch. Các tuyến dịch tạo ra hóa chất (enzyme và acid) cho dạ dày để nghiền nát thức ăn để khi ra khỏi dạ dày thức ăn đã chuyển thành dạng sệt. Dưới lớp mucosa là lớp submucosa. Dưới nữa là một lớp cơ. Lớp ngoài cùng của dạ dày là một lớp màng nhầy rất khỏe được gọi là màng thanh dịch (serosa). Các lớp thành dạ dày cũng sản sinh ra một chất giúp hấp thụ Vitamin B12, rất quan trọng trong việc tạo hồng cầu. Ngay sát dạ dày là một số hạch bạch huyết. CÁC DẠNG UNG THƯ DẠ DÀY Có nhiều dạng ung thư dạ dày, trong số đó có một số dạng rất hiếm gặp. Dạng ung thư dạ dày phổ biến nhất xuất phát từ các tế bào tuyến của màng dạ dày được gọi là adenocarcinomas. Các dạng ung thư khác ảnh hưởng đến dạ dày là u mô mềm. Đây là dạng hiếm gặp xuất phát từ các tế bào thuộc lớp cơ của dạ dày. Dạng u mô mềm phổ biến nhất là u ác tính ở cơ trơn. Một dạng u khác là gastrointestinal stromal tumour (GIST). Dạng ung thưa này xuất phát từ các mô hỗ trợ các tổ chức của hệ tiêu hóa. GITS hoạt động khác với các dạng u khác và được điều trị rất khác. Một dạng u phổ biến khác ảnh hưởng đến dạ dày được gọi là u bạch huyết (u Phô). U bạch huyết là ung thư của hệ bạch huyết. Dạng chủ yếu tác động đến dạ dày là u mạch bạch huyết. Dạ dày cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một dạng u khác được biết đến với cái tên là u tế bào ưa bạc. NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân ung thư dạ dày hiện vẫn chưa được biết rõ. Trong vòng 30 năm trở lại đây số người bị mắc ung thư dạ dày đã giảm, đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Mặc dù nguyên nhân chưa rõ, nhưng người ta nghĩ đến mối liên quan đối với việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là việc dùng tủ lạnh giúp mọi người được ăn thức ăn tươi và ít phải ăn đồ hun khói hay đồ ăn lên men hơn. Ung thư dạ dày thường thấy ở nam giới nhiều hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi 60 - 70. Bệnh này cũng phổ biến hơn với các trường hợp có tình trạng thiếu máu ác tính, tình trạng này ảnh hưởng đến lớp lót của dạ dày và dẫn đến thiếu Vitamin B12. Những người bị rối loạn dạ dày hay còn gọi là viêm tel dạ dày (atrophic gastritis) hay bị viêm dạ dày dạng hẹp môn vị (Helicobacter pylori -H pylori), có nguy cơ bị ung thư dạ dày nhiều hơn. Có một số ít trường hợp bị di truyền có những khối u nhỏ trong dạ d ày thì cũng có nguy cơ dễ bị ung thư dạ dày hơn. Triệu chứng biểu hiện Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể là: Khó tiêu Chán ăn Nuốt khó Giảm cân Chướng bụng sau ăn Buồn nôn hoặc nôn Ợ chua Đi ngoài ra máu (kích thích ruột) hay phân đen Mệt mỏi vì thiếu máu (do chảy máu thành dạ dày) Nhiều trong số các triệu chứng kể trên cũng thường thấy ở các bệnh khác không phải do ung thư dạ dày. Nhiều người thấy các triệu chứng này đi khám bách sĩ nhưng không bị ung thư. Tuy nhiên điều quan trọng là phải đi khám để có thể làm các xét nghiệm cần thiết. CHẨN ĐOÁN Thường thì đầu tiên bạn sẽ khám ở bác sĩ gia đình, bác sĩ sẽ khám và cho bạn làm xét nghiệm hay chụp X-quang nếu cần. Bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu bạn đến bệnh viện để làm các xét nghiệm và nhận các lời khuyên của chuyên gia hay điều trị. Bác sĩ tại bệnh viện sẽ lấy bệnh sử đầy đủ của bạn trước khi khám thực thể. Có thể bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Cũng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu phân để kiểm tra có máu hay không. Để khám dạ dày chi tiết hơn, bác sĩ có thể cho bạn làm nội soi hay chụp cản quang. Có người chỉ cần làm một xét nghiệm, có người phải làm cả hai. Nội soi Đây là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư dạ dày. Trước khi nội soi cần để dạ dày rỗng nên bạn sẽ phải nhịn ăn uống trong vòng 4 tiếng trước đó. Khi bạn đã nằm trên ghế rồi, bạn sẽ được dùng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau thường được tiêm vào ven tay, sẽ làm cho bạn buồn ngủ và giảm khó chịu trong thời gian làm nội soi. Bác sĩ gây mê tại chỗ sẽ phun thuốc vào cổ họng của bạn và bác sĩ sẽ đưa vào dụng cụ nội soi qua thực quản vào dạ dày. Dụng cụ này sẽ chụp ảnh lớp trong của dạ dày và lấy một chút tế bào mẫu để soi bằng kính hiển vi. Đôi khi ống nội soi có bộ phận thăm dò siêu âm ở đầu để siêu âm dạ dày và các cấu trúc xung quanh. Thiết bị này được gọi là dụng cụ siêu âm nội soi. Nội soi có thể gây khó chịu nhưng không gây đau. Sau vài giờ thuốc giảm đau sẽ hết tác dụng, bạn có thể về nhà. Trong vòng vài giờ sau bạn không nên lái xe mà nên nhờ người đưa về. Một số người bị đau họng sau nội soi, điều này là bình thường và sau vài ngày sẽ hết. Chụp cản quang Bạn sẽ nuốt một chất lỏng được gọi là chất cản quang. Chất này sẽ hiện lên phim chụp X-quang và vẽ nê ...

Tài liệu được xem nhiều: