Danh mục

Tài liệu về Tính tối cao của hiến pháp

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.82 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên các khái niệm, cách nhìn từ nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội là cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Tính tối cao của hiến pháp Tính tối cao của hiến pháp Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên các khái niệm, cách nhìn từ nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội là cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp được thực thi. Ngoài ra bài viết còn có sự liên kết với các sự kiện, đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội Việt Nam để dẫn đến các câu hỏi “Tính tối cao của Hiến pháp có thật sự được đảm bảo?”, “Làm gì để Hiến pháp thể hiện được tính tối cao?”. Từ sự kết nối hai nội dung trên, nội dung thứ ba đánh giá tổng quát tính tối cao của Hiến pháp nhằm đúc kết những ưu, khuyết trong việc đưa Hiến pháp vào đời sống xã hội và đồng thời nêu bật các kiến nghị để Hiến pháp đảm bảo được tính tối cao và vai trò của người dân trong việc xây dựng và bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. 2. Nội dung chuyên đề 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Hiến pháp Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam,”Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của Hiến pháp là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ x ã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn bản trái với Hiến pháp bị xem là vi phạm Hiến pháp, phải bị xoá bỏ”. Theo Nguyễn Đăng Dung (2006), “Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước Trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi cơ quan và mọi tổ chức phải có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp” Theo Đề cương những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp của Giảng viên Lưu Đức Quang Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2010), “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua; trong đó quy định những vấn đề c ơ bản, quan trọng nhất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt; thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội”. Từ các khái niệm trên, Hiến pháp có thể được hiểu như đạo luật cơ bản của Nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua thể hiện ý chí, lợi ích của nhà cầm quyền gồm những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các quyền cơ bản của công dân. 2.1.2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định khái quát về chế độ, quyền, nghĩa vụ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, của công dân Việt Nam và thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân. Hiến pháp điều chỉnh 4 nhóm quan hệ xã hội chính như (Trung tâm TTTH, 2009): 2.1.3. Tính tối cao của Hiến pháp 2.1.3.1. Tại sao Hiến pháp mang tính tối cao? Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác, bảo vệ quan hệ sản xuất, các quyền và lợi ích của con người, công dân. Bên cạnh đó, về bản chất, Hiến pháp là 1 văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của n gười dân. Với tầm quan trọng và bản chất đặc biệt của Hiến pháp như “là văn bản của quyền lực gốc, điều chỉnh mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dâ n, mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước” (ĐBQH Vũ Hồng Anh, 2009), Hiến pháp nhất thiết phải có vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật và cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước để Hiến pháp thực sự áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả. Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý chứa đựng những giá trị cơ bản, cao quý nhất của xã hội (Tào Thị Quyên, 2009). Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy tr ình, thủ tục pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý được quy định tại các điều 146, 147 Hiến pháp 1992. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc hội) thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt vì Hiến pháp điều chỉnh và bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất, và là công cụ để bảo vệ thành quả đấu tranh Cách mạng. Bên cạnh đó, điều 146 Hiến pháp 1992 quy định, mọi văn bản pháp luật khác phải ph ù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp, cho thấy Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp (Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, 2010). 2.1.4. Cơ chế bảo hiến 2.1.4.1. Tại sao phải bảo vệ Hiến pháp? Do tính chất và tầm quan trọng của Hiến pháp nên x ...

Tài liệu được xem nhiều: