Danh mục

Tài liệu về Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.02 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tinh thần tha hóa Tinh thần tha hóa là lý tính tự nhận mình trong thế giới với hình thức xa biệt: thế giới là cái gì khác mình, trong đó chúng ta bị đày đọa. Thế giới tha hóa ấy qua ba giai đoạn: 1 - Giai đoạn rèn luyện. Lao động với hình thức hoàn toàn bị áp bức bóc lột. Nhưng trong lúc bấy giờ có xây dựng yếu tố văn hóa mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Triết học cổ điển Đức từ Kant đến HegelTriết học cổ điển Đức từ Kant đến HegelTriết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần VI2 -Tinh thần tha hóaTinh thần tha hóa là lý tính tự nhận mình trong thế giới với hình thức xa biệt: thếgiới là cái gì khác mình, trong đó chúng ta bị đày đọa. Thế giới tha hóa ấy qua bagiai đoạn:1 - Giai đoạn rèn luyện.2 - Giai đoạn sáng suốt.3 - Giai đoạn ý thức luân lý.Ba giai đoạn đó tượng trưng cho 3 giai đoạn lịch sử thế giới Gia Tô, tức là:- Giai đoạn Trung Cổ mà con người phải lao động nhưng không có ý thức về giátrị lao động đó. Lao động với hình thức hoàn toàn bị áp bức bóc lột. Nhưng tronglúc bấy giờ có xây dựng yếu tố văn hóa mới. Giai đoạn đó gọi là giai đoạn rènluyện con người.- Giai đoạn 2 là giai đoạn đang lên của tư sản, nhưng nghiên cứu với hướng mới:đấu tranh giữa chủ nghĩa cũ và chủ nghĩa mới, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩatư bản. Chứ không phải đấu tranh giữa cá nhân chống phong kiến nữa, không phảilà đấu tranh giai cấp với hình thức cá nhân mà là đấu tranh giai cấp có tổ chức, cóý thức giữa các chủ nghĩa, cụ thể là giữa chủ nghĩa Gia Tô và chủ nghĩa Sáng Suốt(Philosophie des Lumières).Cuối cùng là giai đoạn ý thức luân lý, là luân lý nhằm giải quyết những vấn đềnhân tâm sau khi cách mạng tư sản thành công. Mọi vấn đề nhân tâm như tự do,bình đẳng và bác ái đều đặt vào chỗ đánh đổ phong kiến, thực hiện chế độ lýtưởng mới; nhưng sau khi cách mạng tư sản được thực hiện thì nó phải hủy lýtưởng ấy, vì mang lại một thế giới không có tự do, bình đẳng và bác ái nữa. Lúcđó, tư tưởng tư sản tìm cách thực hiện lý tưởng ấy trong nhân tâm bằng luân lý. Lýtưởng của luân lý ấy nhằm thực hiện được đời sống lý tưởng tự nhiên, của cái màngười ta tưởng là có trong quốc gia thành thị Hy Lạp.Phê phán:Cụ thể, ta thấy chính triết học Đức là một sự cố gắng thực hiện trong tâm hồn cáilý tưởng của cách mạng tư sản Pháp mà nó không thực hiện được trong thực tế.Đây, nói chung Hegel có mô tả một số hiện tượng có thật: cụ thể là công trình rènluyện của nhân dân dưới sự áp bức bóc lột của nhà nước Trung Cổ, của Đạo GiaTô. Qua sự rèn luyện ấy, đi đến đấu tranh giai cấp có ý thức, có tổ chức giữa chủnghĩa Gia Tô và chủ nghĩa triết học sáng suốt. Hegel có nêu ra một số hiện tượngvà mô tả nó một cách sâu sắc, đặc biệt có nêu mâu thuẫn giữa nhà nước phongkiến và tiền tệ, của cải tức là lực lượng kinh tế mới, chứng minh rằng nhà nướcphong kiến chống lại hoạt động kinh tế hàng hóa nhưng chính nó lại sống nhờ hoạtđộng đó. Nhưng có thể nói: trong lúc duy tâm hóa cả công cuộc xây dựng củanhân dân dưới chế độ phong kiến để đi tới cách mạng tư sản, không những Hegelđã tách rời cơ sở thiết thực của phong trào, đồng thời đã đảo ngược những giá trịchân chính xuất hiện trong phong trào. Do đó, Hegel đã bỏ qua cái hoạt động.Hegel có mô tả thực tế lịch sử thật, nhưng mô tả lộn ngược, cuối cùng đi đếnchứng minh rằng: cách mạng tư sản (tức chủ nghĩa triết học sáng suốt) tự nó pháhủy nó. Nó thất bại trong thực tế, và nó chỉ có thể thực hiện được trong phạm vitinh thần thôi. Hegel đã đảo ngược thực tế thực sự. Đó là một bước lùi xuất phát từthực tế cách mạng tư sản Pháp, nhưng Hegel lại cho là một bước tiến. Thực tếcách mạng tư sản Pháp có thất bại thật, nghĩa là có cách mạng thành công nhưngnhững ý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã thua, thất bại đó là do bản chất của chếđộ mới, chứ không phải vì cách mạng đó thất bại trong thực tế nên nó phải làm lạitrong tinh thần.Phần tha hóaCái vận mệnh chân chính của người ta, quan niệm theo chủ nghĩa Gia Tô, là ở trêntrời chứ không phải ở thế gian này. Thế giới này là một thế giới ngoài mình: thahóa dưới chế độ phong kiến, mâu thuẫn đầu tiên và chủ yếu là mâu thuẫn giữachính phủ và của cải, giữa chính quyền phong kiến và kinh tế hàng hóa. Mâuthuẫn đó diễn biến trong tư tưởng bằng những nhận xét về cái tốt và cái xấu. Cáitốt đây là cái giá trị của tư tưởng phong kiến, và cái xấu tức là hành động của giaicấp thương nhân. Nhưng mặt khác, chính quyền phong kiến lại dùng tiền để củngcố nhà vua, dùng tiền để mua chuộc một bọn tay sai ủng hộ mình. Như vậy, thựcchất của chính quyền phong kiến cũng chỉ là của cải thôi. Và của cải là giá trị chânchính đã xây dựng nên chính quyền đó. Nhưng chính quyền đó lại đối lập với kinhtế hàng hóa. Mâu thuẫn chuyển đến một nhận xét trái ngược lại, cho cái tốt là kinhtế hàng hóa, và cái xấu là chính quyền phong kiến. Mâu thuẫn đây biểu hiện ở sựđấu tranh giữa lý tính thuần túy và tín ngưỡng: giữa tư tưởng duy lý, máy móc củatư sản và tín ngưỡng tôn giáo. Phong trào đấu tranh này phát triển nhiều nhất trongtriết học Pháp thế kỷ XVIII (triết học sáng suốt). Trong cuộc đấu tranh này, lý tríthuần túy có phê bình và đả phá nhưng không tìm hiểu tôn giáo. Tính chất máymóc đó biểu hiện trong sự phê bình sự tích các thánh. Tuy rằng những sự tích nàycó tính chất phản tự nhiên, nhưng khi người ...

Tài liệu được xem nhiều: