Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong hệ thống chính trị của đất nước. Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội. Mỗi thành phần trong hệ thống chính trị có vai trò riêng của mình trong sự nghiệp cách mạng. Với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA
DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN
Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong hệ
thống chính trị của đất n ước. Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị – xã hội. Mỗi thành phần trong hệ thống chính trị có vai trò riêng của
mình trong sự nghiệp cách mạng.
Với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đại biểu trung thành với
lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bộ máy quyền lực của nhân dân, có
chức năng định ra luật pháp và tổ chức quản lý mọi lĩnh vực của đời sống đất nước
bằng luật pháp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp các tổ chức chính trị của nhân
dân, đại diện cho lợi ích và vị trí của từng cộng đồng xã hội khác nhau, tham gia
vào công việc bảo vệ lợi ích thiết thực của người lao động và động viên cộng đồng
nỗ lực trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy
liên minh công nông với đội ngũ trí thức làm nền tảng và là cơ sở chính trị của
chính quyền nhà nước. Giữa các bộ phận của hệ thống chính trị có mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ với nhau, và mỗi bộ phận có vai trò riêng của mình. Vai trò đó thể
hiện ở chức năng của từng bộ phận: Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân
dân làm chủ.
Nhân dân là người chủ của đất nước. Nhân dân lập ra bộ máy nhà nước thay mặt
mình xây dựng pháp luật và quản lý đất nước thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ
lợi ích của nhân dân. Vì vậy, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đảng lãnh đạo là vấn đề cốt tử để Nhà nước có thể thực hiện và phát huy chức
năng quản lý xã hội của mình. Đảng không làm thay công việc cụ thể của Nhà
nước trong công cuộc quản lý đất nước, quản lý xã hội. Đảng chỉ lãnh đạo Nhà
nước và sự lãnh đạo đó được thực hiện thông qua đường lối, cương lĩnh, chiến
lược, các định hướng… Sự lãnh đạo của Đảng không hề đối lập với việc tăng
cường hiệu quả quản lý của Nhà nước và chính sự lãnh đạo đó là cội nguồn của
sức mạnh và hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước. Và Nhà nước ta cũng chỉ
có thể làm được chức năng của mình một khi có mối liên hệ gắn bó với nhân dân,
biết dựa vào dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát
của nhân dân.
Bộ máy của Nhà nước ta gồm có: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các
cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có
quyền lập pháp, cử ra cơ quan hành pháp, tư pháp và th ực hiện việc giám sát theo
đúng pháp luật.
Nhà nước tư sản lấy phân chia quyền lực của ba cơ quan: nghị viện, chính phủ, tòa
án – lấy tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp) làm nguyên tắc tổ
chức bộ máy nhà nước. Các lý luận gia tư sản hết lời ca tụng nguyên tắc tổ chức
này và coi đó là biểu hiện ưu việt của nền dân chủ tư sản… Đây chỉ là điều bịa đặt
để lừa mị quần chúng nhân dân vì thực chất cách tổ chức này là lấy quyền lực để
hạn chế quyền lực nhằm chống lại quyền lực độc đoán, t ùy tiện trong bộ máy nhà
nước mà thực chất là để chế ngự lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi của những phe cánh
khác nhau của giai cấp tư sản trong bộ máy nhà nước.
Quan điểm của chúng ta cho rằng, vấn đề bản chất của Nhà nước là nhà nước của
ai, do ai và vì ai. Và t ừ đó mà lựa chọn cách tổ chức. Nhà nước ta thực hiện sự
thống nhất ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, và có sự phân công rành
mạch giữa ba quyền đó. Cách tổ chức này bảo đảm cho việc nâng cao tính hiệu
quả quản lý, tăng cường pháp quyền, xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý
hành chính thông suốt từ Trung ương đến cơ sở có đủ năng lực và quyền lực để
quản lý có hiệu quả mọi lĩnh vực của đời sống đất nước.
Nhà nước ta được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Không nhận thức
đúng đắn nguyên tắc này thì không thể xây dựng được Nhà nước ta. Vì vậy, để
xây dựng bộ máy nhà nước và quản lý có hiệu quả công cuộc xây dựng xã hội mới
cần nhận rõ mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa với kỷ cương, luật pháp xã
hội chủ nghĩa. Những yếu tố này chẳng những không loại trừ nhau mà còn làm
tiền đề cho nhau hợp thành một chỉnh thể thống nhất và là một tất yếu khách quan
của đời sống xã hội.
Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã
hội trong đó người dân làm chủ xã hội, làm chủ đất nước. Quyền làm chủ đó được
thực hiện thông qua bộ máy nhà nước do dân cử ra. Vì vậy, bộ máy này phải lấy
dân làm gốc, phải biết dựa vào dân, trung thành với lợi ích của nhân dân, biết phát
huy trí tuệ của nhân dân, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu
sự giám sát của nhân dân. Dân chủ là bản chất của các mối quan hệ trong xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Đồng thời, cũng phải thấy rằng, không có kỷ cương, luật pháp thì cũng không có
chủ nghĩa xã hội. Không có kỷ cương, luật pháp thì cũng không có nhà nước pháp
quyền, không có xã hội ổn định, xã hội trở thành vô chính phủ. Chỉ có dân chủ mà
không có luật pháp thì không sao chống được tệ quan liêu cửa quyền, độc đoán,
tham nhũng và từ đó làm sao có được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, và làm sao
giải quyết được mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa con người với con
người, con người với cộng đồng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lợi ích cá nhân
với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội và bảo vệ được tính công bằng xã hội.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải đi đôi với luật pháp xã hội chủ nghĩa. Xã hội
xã hội chủ nghĩa là một xã hội được tổ chức trên cơ sở luật pháp. Pháp luật là cái
thể hiện và là cái bảo đảm cho quyền làm chủ của nhân dân lao động và là công cụ
để quản lý xã hội. Thiếu pháp luật sẽ không có dân chủ và một xã hội càn ...