Danh mục

Tài Nguyên Đất Và Các Quá Trình Chính Trong Đất Việt Nam - một trong những quốc gia khan hiếm đất trên thế giới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.44 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.000.000ha, trong đó, diện tích sông suốivà núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phầnđất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàngthứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 80 triệungười) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 vàbằng 1/6 bình quân của thế giới. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảmtheo thời gian do sức ép tăng dân số,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài Nguyên Đất Và Các Quá Trình Chính Trong Đất Việt Nam - một trong những quốc gia khan hiếm đất trên thế giớiTài Nguyên Đất Và Các Quá Trình Chính Trong ĐấtViệt Nam - một trong những quốc gia khan hiếm đất trên thếgiớiViệt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.000.000ha, trong đó, diện tích sông suốivà núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phầnđất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàngthứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 80 triệungười) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 vàbằng 1/6 bình quân của thế giới. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảmtheo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mụcđích sử dụng (Bảng I.1).Bảng I.1 Giảm diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt NamNăm 1940 1960 1970 1992 2000Bình quân đầu người 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10(ha/người) Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt NamCác quá trình chính trong đất của Việt Nam bao gồm: quá trình phong hoá, trong đóphong hoá hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trìnhmùn hoá; quá trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quátrình glây hoá; quá trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quátrình alít; quá trình tích tụ sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điềukiện địa hình, điều kiện môi trường và phương thức sử dụng mà quá trình này haykhác chiếm ưu thế, quyết định đến hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặctrưng.Nhìn chung, đất của Việt Nam đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căncứ vào nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: nhóm đất được hìnhthành do bồi tụ (đất thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổngdiện tích đất tự nhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.- Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa thành) có khoảng 25 triệu ha.Các nhóm đất chính và sự phân bốViệt Nam có nhiều nhóm và loại đất khác nhau, gồm 31 loại và 13 nhóm. Riêng khuvực miền núi chiếm khoảng 25 tri ệu ha, bao gồm 6 nhóm, 13 loại đất chính phân bốtrên bốn vành đai cao:Từ 25 - 50m đến 900 - 1.000m: 16,0 triệu ha, chiếm 51,14%;Từ 900 - 1.000m đến 1.800-2.000m: 3,7 triệu ha, chiếm 11,8%;Từ 1.800 - 2000m đến 2.800m: 0,16 triệu ha, chiếm 0,47%;Từ 2.800m đến 3.143m: 1.200ha, chiếm 0,02%.Bảng I.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2001 Nguồn: Niên giám Thống kê, 2002 Nhóm đất mùn thô trên núi cao Trên đỉnh các dãy núi cao mà cao nhất là đỉnh Phanxipăng, với những điều kiện phong phú của đá mẹ, khí hậu lại có phần giá lạnh của mùa đông ôn đới và á nhiệt đới, thực vật đa phần là những loài cây xứ lạnh, ưa ẩm. Đất ở đây có tầng mùn thô dày đến 10-50cm nằm phủ trên tầng đá mẹ phong hoá yếu, hoặc nằm trên tầng đọng nước bị glây mạnh. Vì vậy, đất này được gọi là đất mùn trên núi cao, đất có màu nâu đen hoặc màu vàng xám. Loại đất này có diện tích không lớn, chỉ gặp trên các đỉnh núi cao vùng Hoàng Liên Sơn (Ngọc Lĩnh; Ngọc Áng, Chư Yang Sinh,...) và Nam Trường Sơn. Đúng với tên gọi của nó, đất mùn núi cao rất giàu chất hữu cơ, thường có hàm lượng trên 10% ở lớp đất mặt. Nằm trên mái nhà của Tổ quốc, vùng đất này cần phải giữ thảm rừng che phủ, vừa hạn chế lũ lụt mùa mưa, vừa giữ nguồn sinh thuỷ mùa khô, đồng thời bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm.Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núiTiếp tục đi xuống những vùng có độ cao từ 2.000m đến 900msẽ gặp những nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Nơi đây có khíhậu lạnh và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 15 - 20oC. Thảm thựcvật nhìn chung còn tốt hơn vùng đồi, chỉ có một số loại đất làđất mùn vàng đỏ trên núi, phân bố ở các tỉnh miền núi cảnước.Do ở địa hình cao, dốc, hiểm trở nên đất thường bị xói mònmạnh. Mặt khác, do quá trình phong hoá yếu nên tầng đấtkhông dày quá 1,5m. Đất có phản ứng chua vừa đến chua ít,pH từ 4 - 5, lân tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình,nghèo các cation kiềm, đất có hàm lượng mùn thô khá cao. Nhóm đất này thích hợpcho việc sử dụng theo phương thức nông lâm kết hợp với nhiều loại cây ăn quả ônđới, cây dược liệu.Nhóm đất đỏ vàng - feralítRời độ cao 900m xuống vùng thấp đến 25m có nhóm đất đỏ vàng - feralít. Đây lànhóm đất có diện tích lớn nhất (khoảng gần 20 triệu ha) được hình thành trên nhiềuloại đá mẹ, phân bố rộng khắp các tỉnh trung du và miền núi cả nước và thích hợpvới nhiều loại cây trồng. So với đất vùng Đồng bằng sông Hồng thì những yếu tố hìnhthành đất nổi bật nhất của vùng đồi núi là địa hình, đá mẹ và rừng.Nhóm đất này có rất nhiều loại, tuỳ theo đá mẹ và địa hình, nhưng đáng quý hơn cảtrong các lĩnh vực kinh tế - xã hội là đất nâu đỏ phát triển trên đá badan hay đất đỏbadan.Đất nâu đỏ trên badan Cách đây vài chục vạn năm, ở vùng Tây Nguyên hùng vĩ, núi lửa đã hoạt động liên tục. Những dung nham nóng chảy từ sâu trong lòng đất ra ngoài, lắng đọng lại thành những tầng đá badan. Loại đá này bị phong hoá, tạo điều kiện để các thế hệ cỏ cây hoa lá nối tiếp nhau phát triển và dần hình thành nên nhiều loại đất đỏ phì nhiêu mà chúng ta thường gọi là đất đỏ badan. Thực ra màu đỏ là màu chiếm ưu thế, còn thực tế, đâu đâu cũng bắt gặp nhiều màu sắc có tính pha trộn: màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng, đỏ tím, vàng đỏ,... thể hiện tính đặc thù của quá trình feralít phát triển mạnh. Đây là những loại đất tốt nhất trên các vùng đồi núi của nước ta - một viên ngọc đồ sộ và vô cùng quý giá. Đất đỏ badan tập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: