Danh mục

Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 662.76 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 của Ngân hàng Thế giới, khả năng tiếp cận vốn hạn chế là một rào cản lớn cho đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Để trở nên hấp dẫn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội, với vị thế là thủ đô đồng thời là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, cần phải cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thông qua kênh tài trợ chính thức....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội Chương 4 Tài trợ cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội Phạm Văn Hùng Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 của Ngân hàng Thế giới, khả năng tiếp cận vốn hạn chế là một rào cản lớn cho đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Để trở nên hấp dẫn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội, với vị thế là thủ đô đồng thời là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, cần phải cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thông qua kênh tài trợ chính thức. Về mật độ các tổ chức tài chính, rõ ràng Hà Nội có lợi thế trong việc phát triển hệ thống tài chính chính thức bởi Hà Nội là nơi đặt trụ sở chính của hầu hết các tổ chức tài chính quan trọng, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các ngân hàng thương mại nhà nước, và các ngân hàng thương mại cổ phần. Hơn nữa, hạ tầng cho các giao dịch tài chính chẳng hạn như viễn thông, mạng lưới thông tin và hệ thống thanh toán tại Hà Nội là tương đối phát triển. Vì vậy có thể thấy rằng khu vực tài chính của Hà Nội là phát triển hơn so với các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam ngoại trừ Tp.HCM. Trong thời gian gần đây, Hà Nội đã đạt được sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực tài chính chỉ trong một thời gian tương đối ngắn. Tỷ trọng tài sản tài chính ngày càng cao, tín dụng ngân hàng đang gia tăng và khối lượng tiền gửi ngân hàng ngày càng lớn. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp dường như tăng nhanh hơn khả năng cung ứng do sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp mới cũng như việc mở rộng quy mô của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Và kết quả là, nguồn lực tài chính chính thức tài trợ cho doanh nghiệp không đủ và 121 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội đây tiếp tục trở thành là một trong những vấn đề bức xúc cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương này nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng giữa cung và cầu về vốn ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hai khía cạnh của đầu tư và tài trợ vốn cho đầu tư và doanh nghiệp: (i) khả năng của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết cho đầu tư; và (ii) hiệu quả của việc phân bổ vốn được thực hiện thông qua khu vực tài chính. Chúng tôi xem xét cả hai mặt cung và mặt cầu của việc tài trợ vốn, bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn và các ngân hàng với tư cách là những đơn vị cung ứng vốn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dựa chủ yếu vào những điều tra được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2005. Do thời gian và nguồn lực tài chính có hạn, quy mô mẫu điều tra tương đối nhỏ. Đã có 81 doanh nghiệp trả lời trong 150 phiếu điều tra được gửi đi, với tỷ lệ trả lời là 54%. Có 18 ngân hàng thương mại được điều tra và đã trả lời. Tuy nhiên, kết luận của chúng tôi là tương đối rõ ràng và cũng giống với kết quả của một số điều tra khác. Một số nghiên cứu gần đây sẽ được trích dẫn, khi cần thiết, để chứng minh cho những kết luận cơ bản của chúng tôi. 1. Tổng quan về hệ thống tài chính Hà Nội Các giao dịch tài chính tại Hà Nội đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây, mặc dù vấn đề quyền sở hữu vẫn chưa rõ ràng và toà án kinh tế về cơ bản vẫn thụ động. Tại Hà Nội, tính đến tháng 12 năm 2005, có 5 ngân hàng thương mại nhà nước đang hoạt động với 41 chi nhánh cấp 1; 28 ngân hàng cổ phần và chi nhánh ngân hàng cổ phần; 5 ngân hàng liên doanh; 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và 12 quỹ tín dụng (Bảng 1). Hiện nay, ở Hà Nội cũng có 64 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 4 công ty tài chính; và 5 công ty cho thuê tài chính. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam và chính quyền Hà Nội đang phát triển thị trường chứng khoán tại thành phố này. Hệ thống tài chính chính thức của Hà Nội bao gồm chủ yếu là các ngân hàng, và tiếp cận vốn chính thức đồng nghĩa với tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Vì lý do đó, nên phạm vi của nghiên cứu này được hạn chế trong giới hạn của tài trợ vốn từ khu vực ngân hàng. 122 Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội Bảng 1: Số lượng các tổ chức tài chính chính thức tại Hà Nội 1995 2000 2005 Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước 18 23 41 Ngân hàng cổ phần 14 14 28 Ngân hàng liên doanh 4 5 5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 11 12 13 Quỹ tín dụng 12 12 12 Công ty tài chính và cho thuê tài chính 9 9 9 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội, 2005 Chú thích: Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước ở đây chỉ tính đến các chi nhánh cấp một. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tính đến tháng 12 năm 2005 có 11 chi nhánh ngân hàng Công Thương, 16 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1 chi nhánh ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, 11 chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, 2 chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù có sự gia tăng các ngân hàng và tổ chức tài chính mới trong khoảng thời gian 10 năm qua, Hà Nội vẫn còn là một thành phố có hệ thống ngân hàng kém phát triển. Đóng góp c ...

Tài liệu được xem nhiều: