Danh mục

Takala không làm gì cả, hay đã làm rất nhiều

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.43 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào thời điểm mà ai cũng cảm thấy rằng mình cần phải làm cái gì đó, bất cứ cái gì, càng nhanh càng tốt – từ phong trào Occupy (Chiếm lấy phố Wall) đến bộ phim Kony hồi năm 2012* – thì sô diễn xuất sắc The Ungovernables (Những người bất khả cai trị) tại New Museum của nghệ sĩ Pilvi Takala lại đem đến một sức mạnh kỳ lạ – sức mạnh của việc ‘không làm gì cả’..Giống như nhân vật Bartleby của nhà văn Melville, Takala làm việc (thực tập) tại một văn phòng (công ty kiểm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Takala không làm gì cả, hay đã làm rất nhiều Takala không làm gì cả, hay đã làm rất nhiềuHoàng Lan dịchVào thời điểm mà ai cũng cảm thấy rằng mình cần phải làm cái gì đó,bất cứ cái gì, càng nhanh càng tốt – từ phong trào Occupy (Chiếm lấyphố Wall) đến bộ phim Kony hồi năm 2012* – thì sô diễn xuất sắc TheUngovernables (Những người bất khả cai trị) tại New Museum củanghệ sĩ Pilvi Takala lại đem đến một sức mạnh kỳ lạ – sức mạnh củaviệc ‘không làm gì cả’.Giống như nhân vật Bartleby của nhà văn Melville, Takala làm việc(thực tập) tại một văn phòng (công ty kiểm toán đa quốc gia Deloitte)và giống như Bartleby, vào một ngày nọ, cô bỗng dưng ngừng làmviệc. Có điều, khi thiên hạ hỏi tại sao Bartleby ăn không ngồi rồi, anhđưa ra câu trả lời nổi tiếng “Tôi không muốn giải thích“; còn cô Takalathì rất vui vẻ giải nghĩa quyết định ‘chẳng làm gì’ của mình: “Đôi lúclàm việc trong đầu lại tốt” – tốt hơn là làm việc trên máy tính. Vào giaiđoạn cuối của đợt thực tập, cô đứng suốt ngày trong thang máy, và giảithích cho những ai dám hỏi, rằng: (khi đứng) trong một môi trườngđộng, cô suy nghĩ tốt hơn.Ngồi tại Deloitte, Takala không làm gì cả, thách thức sự tò mò và bấtmãn của các nhân viên trong công ty.Takala – sinh năm 1981 tại Helsinki, Phần Lan – thích tạo ra các tìnhhuống kỳ cục. Kiểu nghệ thuật trình diễn của cô gần như là một kiểu‘chịu đựng sự xấu hổ’. Năm ngoái, cô mặc chiếc áo thun có in mấydòng về nội quy trang phục rồi liên tiếp mấy kỳ xông vô trụ sở chínhcủa Liên minh châu Âu (nằm tại Brussel, Bỉ), kết quả là cô trải qua mỗilần một quy trình thủ tục khác nhau: lúc thì đội bảo vệ chặn Takala lạiđể chất vấn, lúc thì cô may mắn lọt vào trong mà không bị kiểm tra gì.Trong một cuộc “thí nghiệm” khác, đội bảo vệ ở Disneyland Paris giảithích rằng Takala không thể mặc bộ váy Bạch Tuyết gớm giếc củamình qua cửa vì cô không phải Bạch Tuyết ‘thật’.Trong khi những luật lệ lặt vặt sinh sôi nảy nở – để bù đắp cho sự thiếuthốn nội quy ở các cấp cao hơn chăng? – Takala thích chọc vài lỗ thủngbe bé vào cái hệ thống vốn được coi là ‘không hề có kẽ hở’ này, rồiquan sát xem điều gì sẽ xảy ra khi các kẽ hở ấy bắt đầu rò rỉ. Giờ đây,Takala nói về dự án mà cô thực hiện cho bảo tàng New Museum và vềphong cách trình diễn ‘bất khả định nghĩa’ của mình.Nàng Bạch Tuyết giả Takala không được vào công viên.Cô chọn khoảnh khắc để bắt đầu việc ‘không làm gì’ như thế nàovà mọi người đã phản ứng ra sao với sự thay đổi này?Khi tôi bắt đầu làm việc ở đấy (công ty Deloitte), tôi không biết mìnhmuốn làm gì trừ chuyện trở thành một phần của cộng đồng đó. Tôi biếttrước rằng mình sẽ cư xử theo kiểu kỳ quặc vào một thời điểm thíchhợp, nhưng tôi không có kế hoạch nào cả. Thế nên nhiệm vụ đầu tiêncủa tôi là khiến người khác tin vào ‘vai diễn’ của mình. Tôi sử dụng tênđệm, Johanna (để thực tập tại Deloitte), và dùng một lý lịch khác: tôinói rằng mình học ngành quảng cáo. Thực sự thì tôi chẳng làm gìnhiều, tôi chỉ giả vờ rằng mình đang làm việc hoặc thực hiện vàichuyện đơn giản như photocopy, vì tôi chẳng có kỹ năng gì cho ngànhnày hết. Sau một vài tuần tôi đi đến kết luận: những người ở công tykhó lòng chấp nhận chuyện tôi hô hào rằng mình có làm việc trong khibản thân lại không hoạt động gì cả.Họ chịu đựng chuyện cô ‘không làm gì’ trong bao lâu?Các đồng nghiệp liên lạc với cấp trên của họ – những người có đủquyền hành để đá đít tôi – nhưng tôi đã thỏa thuận với công ty rằng tôinhận việc này để thực hiện một ‘điệp vụ nghệ thuật bí mật’. Ngườiquản lý của bộ phận quảng cáo biết chuyện gì đang diễn ra, nên anh ấynói (với các đồng nghiệp ở Deloitte) rằng mọi thứ vẫn OK.Cô có liên tưởng đến nhân vật Bartleby không?Không, tôi không nghĩ tới ông ấy trước khi thực hiện màn trình diễn.Tôi biết về cuốn sách, nhưng tôi chỉ đọc nó sau khi mọi sự kết thúc.Quang cảnh sắp đặt “The Trainee” của Takala.Màn trình diễn này có mang tính chính trị?Chính trị về bản chất là sự thương lượng mà mọi người đặt ra cho mốiquan hệ họ muốn có cùng nhau. Nhưng ở lĩnh vực chính trị, bạn phảiđề xuất một giải pháp, còn tôi thì không đề xuất giải pháp nào trong tácphẩm của mình. Tôi chỉ nhìn xem: ta có thể nới lỏng được luật lệ nàotại một hoàn cảnh nhất định? Chúng ta thường nghĩ rằng mình chia sẻmột vị thế nào đó với mọi người, nhưng các luật lệ mà chúng ta cùngchia sẻ lại không bao trùm được hết tất cả. Những người ở công tynghĩ: họ hiểu mọi thứ nên diễn ra như thế nào, ai nên làm cái gì. Nhưnglúc (màn trình diễn của tôi) xảy ra, bạn mới thấy rằng luật lệ cho mộttình huống như thế này không hề hiện hữu. Vài người có thể nghĩ đâylà cách tốt để làm việc. Số khác có thể nghĩ nó thật khùng.Cô có nói những màn trình diễn của mình giống như các mẩu hưcấu diễn ra trong đời sống thực. Nhưng có lẽ điều ngược lại cũngđúng – dùng đời sống thực để phơi bày những thứ thuộc về ‘hưcấu’?Đúng thế, bàn luận về hư cấu là một công việc vui. Lấy ví dụ: ...

Tài liệu được xem nhiều: