Triển lãm mỹ thuật chuyên đề “Tam Bạc và phố Hải Phòng do Hội Mỹ thuật Hải Phòng và Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật thành phố phối hợp tổ chức để chào mừng kỷ niệm 54 năm ngày giải phóng Hải Phòng 13/5 và những ngày lễ trong tháng 5 lịch sử. Dãy phố và dòng sông Tam Bạc là đề tài quen thuộc và tạo được nhiều cảm hứng sáng tác của các họa sĩ đã sống và gắn bó với thành phố trong nhiều năm qua.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TAM BẠC VÀ PHỐ HẢI PHÒNG
TAM BẠC VÀ PHỐ HẢI
PHÒNG
QUỐC THÁI - Nắng chiều - sơn dầu
Triển lãm mỹ thuật chuyên đề “Tam Bạc và phố Hải Phòng do Hội Mỹ
thuật Hải Phòng và Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật thành phố phối hợp
tổ chức để chào mừng kỷ niệm 54 năm ngày giải phóng Hải Phòng
13/5 và những ngày lễ trong tháng 5 lịch sử. Dãy phố và dòng sông
Tam Bạc là đề tài quen thuộc và tạo được nhiều cảm hứng sáng tác của
các họa sĩ đã sống và gắn bó với thành phố trong nhiều năm qua.
Từ những hình ảnh gần gũi diễn ra hàng ngày với mỗi góc phố, mỗi
hàng cây hay những con đò, những mái ngói lô xô, cùng mảng tường
rêu phong lấp lóa đan xen hòa quyện với nhau, gợi nên những vẻ đẹp,
những cảm xúc của các nghệ sĩ và người dân thành phố.
Có trên 60 tác phẩm được gửi tới gồm nhiều thể loại: Sơn dầu, sơn mài,
Acrilic, bột màu, khắc gỗ, điêu khắc. Và chỉ có 41 tác phẩm của các tác
giả ở nhiều độ tuổi khác nhau, mang nhiều phong cách, bút pháp thể
hiện khác nhau, được chọn trưng bày.
Tại Triển lãm mỹ thuật lần này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như
Quốc Thái, La Viết Sinh, Đặng Hướng, Nguyễn Mạnh, Lê Viết Sử, Lê
Thái, Đặng Tiến, Trần Vinh, Bùi Văn Lãng, Hà Đỉnh..., xuất hiện thêm
những gương mặt mới với những tác phẩm đầy màu sắc bút pháp mạnh
mẽ, ý tưởng độc đáo.
Tam Bạc của Lý Thăng Hoa, qua góc nhìn một góc phố với những mái
nhà lô xô được đan xen bằng những mảng tường cũ. Với kỹ thuật sơn
mài, họa sĩ đã sử dụng những mảng vỏ trứng, tạo ra những mảng màu
đậm chắc, hài hòa gợi cái nhìn hoài cổ.
Với chất liệu sơn dầu trong Xôn xao Tam Bạc, Minh Châu đã tạo được
những vệt sóng của dòng sông, qua những nét bút phố Tam Bạc thoáng
ẩn hiện, lấp lóa chao đảo gợi ký ức về những kỷ niệm.
Thông qua gam màu lam xanh của chất liệu sơn dầu, Phố Tam Bạc của
Tiến Nhấn miêu tả một sự ồn ào đầy sức sống trong lòng phố cổ, tạo
cho người xem một không gian chợ sinh động.
Như cùng dạo chơi dưới hàng phượng đỏ, tranh Quán hoa của Tuấn
Hưng như dẫn ta vào một thế giới hư ảo mộng mơ trong chất liệu sơn
mài được sử dụng tinh tế. Với bảng màu truyền thống: Vàng, đen, đỏ,
trắng được kết nối đan xen giữa hình mảng mang đậm chất tạo hình.
Phạm Xuân Diệu đỏ nóng trong chất liệu sơn dầu, tác giả đã diễn tả
được sự nhộn nhịp, xôn xao của dòng sông cùng với đường nét của
những cần cẩu và những con tàu tạo ra được một hình ảnh sống động
của bến cảng rộn rã âm vang trong bình minh ngày mới.
Trong tác phẩm Nắng Tam Bạc, Bích Ngà đã sử dụng gam màu nâu
vàng đầy hư ảo tạo vẻ đẹp của đường phố in đậm trong ánh nắng chiều
đầy cảm xúc.
Trọng Sĩ có tranh khắc Nét thời gian, bằng những nét khắc, những
mảng màu trầm thô mộc, được chồng lớp lên nhau tạo ra vẻ đẹp trầm
mặc những mảng tường của dãy phố.
Dù giới hạn về đề tài nhưng các họa sĩ bằng những tư duy, cách nhìn và
thể hiện bằng những kỹ thuật, bút pháp phong phú giữa những đường
nét, mảng khối, màu sắc đan xen nóng và lạnh, trầm ấm, mang đậm
chất tạo hình, đã khiến Tam Bạc trong tranh dường như sống hơn, thật
hơn và lung linh hơn Tam Bạc đời thường.
Tuy nhiên người xem vẫn có cảm giác trống vắng những tác phẩm
mang tính chiều sâu, một số góc nhìn còn đơn điệu, màu sắc còn tự
nhiên chưa tìm ra những gam màu đắc địa thể hiện được đặc điểm của
phố Hải Phòng xưa và nay.
Đó cũng là những trăn trở của những người họa sĩ của thành phố Hoa
phượng đỏ.
Quang Ngọc